Tài chính Thứ ba, 21/05/2019, 10:15 GMT+7
Vì sao đồng yuan ở mức 7 có nguy cơ châm thêm lửa cho cuộc chiến thương mại

Đợt mất giá gần đây của nhân dân tệ có nguy cơ một lần nữa làm bùng cháy những chỉ trích yêu thích của ông Trump với Trung Quốc: Bắc Kinh làm yếu đồng tiền của mình để giúp các nhà xuất khẩu.

may21 yuan

Dù các nhà phân tích cho rằng tỷ giá hối đoái được dẫn dắt bởi tâm trạng thị trường xấu đi khi kinh tế Trung Quốc chậm lại và Hoa Kỳ đẩy mạnh thêm các khoản thuế, lần mất giá hướng đến mức 7 so với dollar của nhân dân tệ này xảy ra trong bối cảnh đàm phán thương mại căng thẳng.

Đồng yuan ở nước ngoài đã giảm gần 3% trong tháng, trở thành đồng tiền có biểu hiện xấu nhất ở châu Á, và đồng yuan trong nước đã phá mức 6.9 vào thứ Sáu, 17/5 lần đầu tiên trong năm.

“Điều này sẽ mang đến lý lẽ cho phái diều hâu ở Washington,” theo Hui Feng, nhà nghiên cứu cao cấp tại Griffith Asia Institute, đồng tác giả cuốn “Sự trỗi dậy của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc.”

Đây có thể là một trong những lý do vì sao Trung Quốc đang đánh trả. Quốc gia này có nhiều công cụ chính sách để đối phó với những biến động trong thị trường tiền tệ, theo ông Pan Gongsheng, người đứng đầu Cơ quan Quản lý Ngoại hối Nhà nước. Sẽ hại nhiều hơn lợi nếu đồng yuan yếu đi quá mức 7, bởi vượt mức này có thể gây tổn hại để niềm tin và gia tăng áp lực vốn chảy đi, theo một bài báo trên China Business News với đồng tác giả là cựu quan chức ngân hàng trung ương Sheng Songcheng.

Vào thứ Hai, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đặt lãi suất hàng ngày ở mức mạnh hơn các nhà phân tích và giao dịch dự báo, một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh muốn làm chậm việc mất giá. Đồng yuan trong nước tăng lần đầu tiên trong bốn ngày, 0.22% lên 6.9034 lúc 9:49 a.m. ở Thượng Hải. Việc điều chỉnh hạn chế đồng yuan dao động trong khoảng 2%.

Lợi thế cạnh tranh
Nhân dân tệ đã giảm 14 ngày liên tiếp so với những đồng tiền khác, lần giảm dài nhất từ năm 2015

may21 yuan f1

Dù có các biện pháp kiểm soát vốn chặt và nguồn dự trữ ngoại hối lớn nhất thế giới là tấm đệm quan trọng, đồng yuan yếu đi sẽ là bài kiểm tra đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người vào tháng trước đã hứa chống lại việc làm mất giá đồng tiền gây tổn hại cho những nước khác.

Một đồng tiền yếu có nguy cơ tạo áp lực khiến các hộ gia đình và công ty đưa tiền ra nước ngoài và buộc chính phủ dùng tiền trong hơn 3 ngàn tỷ dollar dự trữ để bảo vệ nó.

Nhân dân tệ bán tháo cũng sẽ khiến các nhà đầu tư náo động, như từng diễn ra sau cú shock đồng tiền mất giá năm 2015. Năm đó, nhân dân tệ lao dốc kích hoạt hoảng loạn trong thị trường chứng khoán và làm dấy lên lo ngại về một cuộc hạ cánh cứng.

Mối lo là nhân dân tệ xuống giá có thể khiến người tiêu dùng ít sẳn lòng chi tiêu hơn và doanh nghiệp mất động cơ đầu tư, theo các nhà chiến lược Lu Sun và Gaurav Garg tại Citigroup Inc.

Điều này cũng khiến các đối tác thương mại cho phép đồng tiền của họ yếu đi.

Xáo động tài chính
Nhân dân tệ giảm đi kém với chứng khoán suy giảm trong một số thời kỳ ở những năm trước

may21 yuan f2

Các nhà đầu tư nước ngoài, những người đã tăng sở hữu chứng khoán và trái phiếu trong nước trong nhiều năm, có thể đẩy nhanh việc bán ra nếu đồng yuan xuống vượt mức 7. Các quỹ nước ngoài cũng có thể muốn các nhóm chỉ số toàn cầu hoãn đưa tài sản Trung Quốc vào các chỉ số của mình. Điều này có thể trì hoãn dòng vốn đi vào bởi khi đó Trung Quốc được dự kiến sẽ có thâm hụt tài khoản vãng lai và làm suy yếu một lực hỗ trợ lớn cho đồng yuan.

“Điều này phụ thuộc vào tốc độ và mức độ diễn tiến của sự việc,” theo Viraj Patel, chiến lược gia ngoại hối và vĩ mô toàn cầu tại Arkera. “Nếu là một động thái mạnh khiến các thị trường bất ngờ, khi đó điều này sẽ có hệ quả lớn hơn đối với các thị trường toàn cầu.”

Đánh cuộc của người nước ngoài

Các quỹ nước ngoài, những người trong nhiều năm đã mua vào các tài sản bằng đồng yuan, có thể bắt đầu bán ra.

Đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc, nhân dân tệ yếu hơn có thể tăng cường khả năng cạnh tranh của họ. Một bản sao chỉ số CFETS RMB Index của Bloomberg theo dõi nhân dân tệ so với đồng tiền của 24 đối tác thương mại, đã giảm 14 ngày liên tiếp vào thứ Hai, 20/5, đợt giảm dài nhất từ khi có số liệu này vào tháng 1/2015.

Nhà Trắng sẽ không bỏ qua đợt bán tháo này, theo Louis Kuijs, trưởng kinh tế châu Á tại Oxford Economics, Hong Kong.

“Tôi chắc chắn ông Trump sẽ không thích đồng yuan yếu đi và ông sẽ có hành động chính trị.”

Phong Lữ lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1