Tài chính Thứ ba, 30/07/2019, 09:16 GMT+7
Châu Âu tham gia cùng Mỹ trên con đường đưa thêm kích thích kinh tế

Ngân hàng trung ương châu Âu tỏ dấu hiệu sẽ có thêm các kích thích kinh tế giúp hỗ trợ nền kinh tế ì ạch của khu vực đồng euro.

jl30 eu

Ngân hàng trung ương vẫn giữ lãi suất ổn định ở các mức thấp kỷ lục vào thứ Năm, 25/7, nhưng để ngỏ khả ăng cho lần cắt giảm lãi suất đầu tiên kể từ năm 2016 và nối lại các khoản thu mua trái phiếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trong một tuyên bố, ECB cho biết các nhân viên đã được chỉ thị “xem xét các khả năng” trong đó có các khoản mua tài sản mới và một chính sách sẽ giảm thiểu tác động từ lãi suất thấp hơn đối với các ngân hàng trong khu vực.

Hiện “rất có khả năng” sẽ có một đợt cắt giảm lãi suất trong tháng Chín, theo các nhà kinh tế tại Capital Economics.

Đồng euro yếu đi sau tuyên bố chính sách này và lợi suất trái phiếu chính phủ giảm. Lợi suất trái phiếu Đức kỳ hạn 10 năm giảm thêm vào vùng âm, đóng cửa với mức thấp kỷ lục -0.42%.

ECB không có nhiều không gian để xoay sở so với Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, vốn cũng được dự kiến sẽ sớm cắt giảm lãi suất.

Mario Draghi, chủ tịch sắp mãn nhiệm của ECB, chưa từng nâng lãi suất trong suốt nhiệm kỳ của mình. Chương trình nới lỏng định lượng của ông, liên quan đến việc tạo ra tiền mới để mua những tài sản như trái phiếu chính phủ, chỉ vừa kết thúc vào tháng 12.

Các công ty châu Âu, đặt biệt các nhà sản xuất trong khu vực, bị ảnh hưởng rất nhiều vì căng thẳng thương mại gia tăng và tình trạng bất ổn do Brexit. Tăng trưởng GDP được dự kiến sẽ chậm lại còn 1.2% trong năm nay.

Số liệu công bố trong tuần này ở châu Âu càng củng cố cho khả năng hành động.

Vào thứ Năm, Chỉ số Ifo Business Climate Index cho thấy kinh tế Đức khá sụt sùi khi bắt đầu quý ba, yếu kém trên khắp các mảng sản xuất, thương mại và dịch vụ.

Số liệu sản xuất khu vực đồng euro cho tháng Bảy cũng yếu hơn so với các nhà phân tích dự kiến. Một chỉ số sản lượng sản xuất chính công bố vào thứ Tư xuống mức thấp nhất kể từ đầu năm 2013.

Vào thứ Năm, ông Draghi cho biết nguy cơ suy thoái khá thấp, nhưng số liệu mới nhất cho thấy khó có khả năng phục hồi kinh tế sẽ trở thành hiện thực trong nửa cuối năm.

Theo ông Draghi, tình hình có thể được cải thiện nhờ chi tiêu chính phủ phối hợp ở châu Âu.

Thúc đẩy các chính phủ hành động có thể là kế hoạch đối với người kế nhiệm ông. Bà Christine Lagarde, người vừa rời vị trí lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế, đã được đề cử kế nhiệm ông Draghi vào ngày 1/11.

Draghi đối đầu với Trump

Đồng euro, vốn đã loại được các khoản giảm khi ông Draghi phát biểu, có khả năng sẽ yếu đi nếu ngân hàng trung ương xúc tiến các khoản kích thích kinh tế.

Viễn cảnh này khiến Tổng thống Donald Trump tức giận. ÔNg này vẫn luôn muốn đồng dollar Mỹ yếu hơn. Tháng trước trên Twitter, vị tổng thống này đã nói hành động của ECB sẽ là không công bằng đối với các công ty Mỹ.

Khi được hỏi về vấn đề này vào thứ Năm, ông Draghi cho biết ECB tập trung vào nhiệm vụ giữ lạm phát chỉ dưới 2%.

“Chúng tôi không nhằm vào lãi suất,” ông Draghi nói. “Chúng tôi có được sự đồng thuận quốc tế về việc tránh làm mất giá đồng tiền để cạnh tranh, và chúng tôi tuân theo sự đồng thuận quốc tế đó.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1