Tài chính Thứ ba, 13/08/2019, 15:09 GMT+7
Goldman Sachs: Chiến tranh thương mại sẽ kéo dài đến sau cuộc bầu cử 2020

Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã căng thẳng thêm trong những ngày gần đây, làm tăng nguy cơ cuộc chiến này sẽ kéo dài đến kỳ bầu cử tổng thống 2020.

ag13 goldman

Goldman Sachs đã cảnh báo các khách hàng rằng một thỏa thuận thương mại “hiện có vẻ thật xa vời” bởi các quan chức ở Washington và Bắc Kinh đều “đang thực hiện đường lối cứng rắn hơn.”

Hãng cho biết kết quả có khả năng xảy ra nhất là không có thỏa thuận nào đạt được trước cuộc bầu cử 2020 và các khoản thuế 10% tổng thống Donald Trump đe dọa áp lên 300 tỷ USD hàng hóa sẽ vẫn duy trì cho đến Ngày Bầu cử.

Nếu chính xác, dự đoán này cho thấy nền kinh tế toàn cầu vốn đã bị tổn thương sẽ đối mặt với thời kỳ bất ổn kéo dài và các khoản thuế sẽ tiếp tục khiến tăng trưởng chậm lại. Bản chất bất thường của cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang khiến niềm tin doanh nghiệp giảm đi và các công ty khó mà biết được sẽ đầu tư trong tương lai như thế nào và khi nào.

“Dù trước khi chúng tôi đã giả định Tổng thống Donald Trump sẽ cho rằng có một thỏa thuận sẽ là lợi thế cho triển vọng tái đắc cử năm 2020 của ông,” trưởng kinh tế Goldman Sachs viết trong báo cáo, “Chúng tôi hiện ít tin tưởng đây sẽ là quan điểm của ông này.”

Nói cách khác, ông Trump có thể đã quyết định các cơ hội tái đắc cử của ông có thể được đẩy lên bằng cách củng cố quan điểm ông đang làm mọi thứ có thể để Trung Quốc chơi công bằng trong thương mại.

“Khả năng không có thỏa thuận từ giờ đến kỳ bầu cử đang tăng dần,” theo Ed Yardeni, chủ tịch hãng tư vấn đầu tư Yardeni Research. “Ông Trump nhận định kinh tế Mỹ đủ mạnh để chịu được khoản thuế đến 25% đối với tất cả những gì chúng ta nhập khẩu từ Trung Quốc.”

Đối đầu thương mại khiến các nhà đầu tư lo ngại

Nhiều nhà đầu tư và CEO đồng ý với những khiếu nại của nội các Mỹ về các chiến thuật thương mại của Trung Quốc, trong đó có sử dụng các hàng rào phi thuế quan và trộm cắp sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều lo ngại về việc ông Trump sử dụng thuế suất như một công cụ đàm phán.

Cuộc chiến thương mại hiện đã tiến vào giai đoạn mới và nguy hiểm hơn, khiến các nhà đầu tư trên khắp thế giới cảnh giác.

Ngày 1/8, ông Trump lần đầu tiên tuyên bố sẽ áp thuế lên một lượng lớn hàng tiêu dùng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có giày dép, đồ điện tử và đồ chơi.

Trung Quốc phản ứng bằng cách thông báo các công ty của họ sẽ ngừng mua hàng nông sản Mỹ và cho phép đồng tiền của nước này lao dốc xuống mức thấp nhất trong hơn một thập kỷ.

Nội các ông Trump đánh trả bằng việc gọi Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, một động thái mang tính biểu tượng khiến căng thẳng càng gia tăng.

“Đây là một ván cờ rất phức tạp đối với các kỳ thủ Trung Quốc,” ông Yardeni nói. “Khá rõ ràng đây không phải hoàn toàn là vì thương mại, thậm chí không chỉ là vấn đề sở hữu trí tuệ. Đây là cạnh tranh giữa các siêu cường.”

Fed có thể tiếp tục giảm lãi suất – nhưng bao nhiêu lần?

Khi cạnh tranh diễn ra, kinh tế toàn cầu phải chịu hậu quả. Suy thoái trong hoạt động sản xuất đã xấu thêm khi cuộc chiến thương mại dâng cao.

Các ngân hàng trung ương toàn cầu đứng ra giải cứu bằng cách hạ lãi suất, đặt biệt với việc Fed lần đầu tiên cắt giảm lãi suất từ năm 2008. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương bị hạn chế đạn dượt bởi lãi suất vẫn ở gần mức zero. Và không rõ tiền tệ nới lỏng có giải quyết được hay không vấn đề chính yếu: sự bất ổn thương mại.

Dù vậy, Goldman Sachs dự đoán cuộc chiến thương mại ngày càng sâu sắc, cùng với nguy cơ Brexit không thỏa thuận và áp lực từ thị trường trái phiếu, sẽ buộc Quỹ Dự Trữ Liên bang Mỹ giảm lãi suất thêm hai lần nữa trước cuối năm.

“Năm nay Fed đã phản ứng nhiều hơn trước các mối đe dọa từ cuộc chiến thương mại, các kỳ vọng thị trường trái phiếu và những lo ngại về tăng trưởng toàn cầu,” ông Hatzius viết.

Ông lưu ý điều kiện tài chính đã thắt chặt đáng kể thậm chí từ khi Fed hạ lãi suất ngày 31/7, phản ánh tình trạng xáo động của thị trường toàn cầu.

Chỉ số Dow lao dốc 767 điểm (2.9%) thứ Hai, 5/8, ngày tồi tệ nhất trong năm 2019. Các thị trường phục hồi nhẹ vào thứ Ba sau khi Trung Quốc tiến hành các bước nhằm giảm các lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện.

Lạm phát và các phản đối có thể hạn chế các cắt giảm

Dù ông Trump có thúc giục Fed giảm mạnh lãi suất, Goldman Sachs cho rằng tiền tệ nới lỏng từ ngân hàng trung ương Mỹ sẽ hạn chế.

Đầu tiên, theo ông Hatzius, lạm phát có khả năng sẽ ấm lên trong mùa thu, tiến tới mục tiêu 2% của Fed. Điều này sẽ làm suy yếu một trong những điều chỉnh cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương.

Cũng có thể có thêm phản đối trước những cắt giảm lãi suất của Fed từ nội bộ, đặt biệt với những lo ngại về việc cần thiết duy trì sự độc lập của ngân hàng trung ương. Hai thành viên có quyền bỏ phiếu Ủy ban Thị trường Mở Liên bang của Fed đã phản đối khoản giảm một phần tư điểm vào tháng trước.

“Một số thành viên FOMC sẽ phản đối mạnh hơn các đợt cắt giảm” tổng cộng hơn một điểm phần trăm bởi trước kia, khoản giảm này “được dành cho những tình huống có khả năng lớn nền kinh tế đã tiến vào suy thoái.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1