Bất động sản Thứ năm, 11/04/2024, 09:49 GMT+7
Tiết lộ về 2 tuyến đường sắt tốc độ cao 600km ở Việt Nam nối Trung Quốc được 'ưu tiên khởi công sớm'

Trong thời gian tới sẽ thí điểm cửa khẩu thông minh, tạo thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam quá cảnh đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba qua tuyến đường sắt Á - Âu

a11 highspeed

Văn phòng Chính phủ ngày 8/4 đã ra thông báo kết luận của thường trực Chính phủ về quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Trong thông báo kết luận, bên cạnh những nội dung cụ thể về quy hoạch vùng như không gian phát triển vùng, không gian văn hóa, không gian các dòng sông, không gian phát triển đô thị còn có không gian phát triển giao thông.

Trong đó, thông báo có nêu về không gian phát triển giao thông cần nghiên cứu, mở rộng phát triển, tổ chức giao thông cho phù hợp, có tính đột phá nhằm giải quyết tắc nghẽn giao thông trong khu vực và liên kết vùng.

Bên cạnh đó rà soát, bổ sung đẩy mạnh quy hoạch đường sắt và tàu điện ngầm tại Thủ đô Hà Nội, phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam (đoạn đi qua vùng đồng bằng sông Hồng).

Đặc biệt, tại bản thông báo kết luận về quy hoạch vùng, Chính phủ nhấn mạnh "ưu tiên chuẩn bị và khởi công trước năm 2030 tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và tuyến đường đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội kết nối với Trung Quốc".

Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn có điểm đầu là ga Gia Lâm (Hà Nội) và điểm cuối ga Đồng Đăng là ga đặc biệt quan trọng kết nối với tuyến đường sắt liên vận quốc tế sang ga Bằng Tường (Trung Quốc).

Đây là ga liên vận quốc tế nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, có diện tích khoảng 56.000 m2, bao gồm khu trung tâm, quảng trường ga, phòng đợi, cung đường sắt, bãi hóa trường… với 10 đường sắt đều là khổ lồng (có thể chạy được tàu khổ 1.000mm và 1.435mm).

Tuyến đường sắt khổ lồng này chạy từ Ga Đồng Đăng về đến Ga liên vận quốc tế Gia Lâm (Hà Nội) có chiều dài toàn tuyến khoảng 167km và có 23 ga trên toàn tuyến; năng lực thông qua tối đa có thể chạy 19 đôi tàu/ngày đêm.

Còn tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh tư vấn đề xuất định hướng quy hoạch tuyến khổ 1.435 mm, điện khí hóa, là đường đơn trong ngắn hạn và đường đôi trong dài hạn. Tổng chiều dài toàn tuyến hơn 441 km, vận tốc thiết kế tối đa 160 km/giờ.

Khối lượng dự báo nhu cầu giai đoạn ngắn hạn của tuyến này ước tính là 16 đôi/ngày đêm đối với tàu khách, 7,28 triệu tấn/năm đối với khối lượng hàng hóa và 23,28 triệu tấn/năm đối với lượng hàng hóa quy đổi (cả hành khách và hàng hóa).

Dự kiến tổng mức đầu tư (không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng) của tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng ước tính khoảng 100.000 tỷ đồng. 

Liên quan tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn kết nối với Trung Quốc, từ năm 2021, UBND tỉnh Lạng Sơn từng đề xuất được quy hoạch là đường sắt tốc độ cao để đầu tư sau năm 2030. Tuy nhiên, phản hồi về đề xuất này, đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho rằng, lưu lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách trên tuyến này rất thấp, hiện vẫn đang dư thừa năng lực. Riêng tàu thông quan giữa Việt Nam - Trung Quốc, năng lực có thể chạy 6 đôi tàu/ngày, nhưng hiện mới chỉ chạy được 1 đôi tàu/ngày.

Theo CafeF


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1