Các ngân hàng trung ương “đã hết đạn dượt” |
Gần một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới có thể không còn gì nhiều trong túi đồ nghề để thúc đẩy nền kinh tế, theo người đứng đầu Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Angel Gurria, Tổng thư ký OECD, đưa ra bình luận này vào thứ Sáu, 28/6, khi các ngân hàng trung ương lớn như Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu gần đây tỏ dấu hiệu sẳn sàng cắt giảm lãi suất. Chuyển biến ôn hòa này diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn tiếp diễn và nhiều nhà kinh tế cảnh báo cuộc chiến có thể sẽ làm chệch hướng nền kinh tế toàn cầu vốn đã tăng trưởng chậm lại. Theo ông Gurria, thế giới “có thể đã tệ hơn bây giờ nếu các ngân hàng trung ương không hành động để kích thích hoạt động kinh tế trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương “đã hết đạn dược,” ông nói. “Lãi suất zero trên thực tế ở khắp nơi, hoặc gần như bằng zero. Và giờ chúng ta biết lãi suất sẽ vẫn thấp trong thêm một thời gian nữa, đó là những gì các ngân hàng trung ương có thể làm,” ông Gurria nói tại cuộc họp thượng định G20 ở Osaka, Nhật Bản. Ngoài ra, ông nói thêm, đã đến lúc các chính sách tài khóa đóng vai trò quan trọng hơn trong thúc đẩy hoạt động kinh tế. Điều này có nghĩa các quốc gia có khả năng chi thêm mà không phương hại đến nền tài chính của họ. “Một số nước, chắc chắn sẽ quan tâm đến nợ của mình. Nhưng một số thật sự có khả năng chi nhiều hơn một cách có kiểm soát. Vì thế chính sách tài khóa phối hợp là giai đoạn kế tiếp.” Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|