Tài chính Thứ sáu, 23/08/2019, 10:01 GMT+7
Các ngân hàng trung ương châu Á đang cắt giảm lãi suất để củng cố nền kinh tế - nhưng có thể vẫn chưa đủ

Khi kinh tế toàn cầu đe dọa phát triển chậm lại, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã hạ lãi suất. Nhưng chỉ điều đó có thể chưa đủ để thúc đẩy tăng trưởng, đặt biệt ở một số thị trường mới nổi của châu Á.

ag23 bankers

Thay vào đó, cần có thêm chi tiêu chính phủ để thúc đẩy hoạt động kinh tế.

“Một tay vỗ không kêu,” ông Kunal Kumar Kundu, nhà kinh tế Ấn Độ tại ngân hàng đầu tư Societe Generale nói. Ông giải thích chi tiêu chính phủ lớn hơn, cùng với lãi suất thấp hơn, có thể kích thích tăng trưởng hiệu quả thơn trong thời điểm tâm trạng các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc chiến thương mại vẫn tiếp diễn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Giảm lãi suất khiến chi phí vay thấp hơn và tăng nguồn cung tiền trong nền kinh tế - điều này thường khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp chi tiêu và đầu tư nhiều hơn. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ tăng có thể tạo nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ, giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế.

Ngoài cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, các triển vọng tăng trưởng toàn cầu cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng không chắc chắn xung quanh Brexit và lạm phát yếu, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Mitul Kotecha, chiến lược gia các thị trường mới nổi cao cấp tại ngân hàng doanh nghiệp và đầu tư TD Securities, đồng ý rằng những mối đe dọa kinh tế này có thể khiến các nhà chức trách khó khăn hơn khi chỉ phụ thuộc vào các chính sách tiền tệ để nâng cao tăng trưởng.

“Tôi cho rằng các cắt giảm lãi suất sẽ giúp ích, nhưng liệu chúng có đủ để đối phó với các áp lực thương mại tiêu cực và tăng trưởng toàn cầu suy giảm và tác động còn đang gây tranh cãi,” ông nói.

“Khá khó khăn để thấy chỉ nới lỏng tiền tệ có khả năng chịu được những áp lực này,” ông Kotecha nói.

Chỉ trong tháng Tám, các ngân hàng trung ương ở Ấn Độ, Thailand, Philippines, thậm chí New Zealnd đều hạ lãi suất chuẩn. Ngân hàng Thailand giảm lãi suất lần đầu tiên trong bốn năm trong khi Ngân hàng dự trữ New Zealand có mức giảm lớn hơn dự kiến, đưa lãi suất cho vay xuống mức thấp chưa từng có 1%.

Chi tiêu tài khóa sắp đến

Một số chính phủ châu Á đã thực hiện các biện pháp tài khóa.

Bộ trưởng tài chính Thailand vừa thông báo gói chi tiêu chính phủ 10.2 tỷ USD, để chống lại tình trạng suy giảm từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và tăng sức mạnh cho đồng baht Thái. Đề suất này vẫn chưa được chính phủ thông qua.

Thêm nhiều nền kinh tế châu Á có thể theo chân Thailand.

“Bạn có thể thấy các chính phủ tăng cường chi tiêu tài khóa cùng với lãi suất thấp hơn… Tôi cho rằng sẽ có áp lực lên các chính phủ ở khắp châu Á nhằm đẩy mạnh chi tiêu tài khóa qua cơ sở hạ tầng và các biện pháp tài khóa khác,” ông Kotecha nói.

Sự phức tạp của Ấn Độ

Tuy nhiên, Ấn Độ lại đối mặt với một tình huống phức tạp.

Lũ lụt ở miền nam và miền tây nước này có thể dẫn đến lạm phát do các cú shock nguồn cung thực phẩm, theo Prakash Sakpal, nhà kinh tế châu Á tại ngân hàng Hà Lan ING. Nếu ngân hàng trung ương tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và giảm lãi suất, lạm phát chung có thể tăng cao hơn và có khả năng gây tổn hại nền kinh tế.

Tuy nhiên chính phủ có thể không còn chỗ để chi thêm, theo ông Kindu từ SocGen.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang nỗ lực kiểm soát chi tiêu. Trong báo cáo ngân sách cả năm vào đầu tháng Bảy, chính phủ cho biết họ hướng mục tiêu giảm thâm hụt tài khóa cho năm tài chính hiện tại từ 3.4% GDP còn 3.3%.

Trên hết, cuộc khủng hoảng thanh khoản trong lĩnh vực tài chính hạn chế cho vay đối với nền kinh tế rộng hơn. Điều này dẫn đến tiêu thụ bị thu hẹp, như đã thấy khi doanh số ô tô lao dốc.

“Gộp chung tất cả, đây là một hỗn hợp độc hại những điều đã xảy ra với Ấn Độ, và điều này thật sự đã tác động đến hoạt động kinh tế,” ông Kundu nói.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1