Tài chính Thứ ba, 08/10/2019, 09:14 GMT+7
Nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới đã giảm lãi suất năm lần trong năm nay

Thứ Sáu, 04/10, ngân hàng trung ương Ấn Độ đã giảm lãi suất mua lại chuẩn lần thứ năm liên tiếp trong năm nay khi nước này tiếp tục nỗ lực truyền sức sống cho nền kinh tế đang lao đao của mình.

o08 india1

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) đã hạ lãi suất mua lại thêm 25 điểm cơ bản còn 5.15% với năm thành viên trong Ủy ban Chính sách tiền tệ bỏ phiếu thuận so với một thành viên ủng hộ khoản giảm 40 điểm cơ bản.

Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh tăng trưởng yếu hơn, rủi ro đối với ổn định tài chính tái xuất hiện và kích thích tài khóa bất ngờ dưới hình thức giảm thuế doanh nghiệp gần đây.

Tuy nhiên, dự kiến sẽ có thêm các động thái chính sách quyết liệt hơn nữa, khi kinh tế Ấn Độ suy giảm trong năm quý liên tiếp, gần đây nhất chạm mức thấp trong sáu năm với tăng trưởng 5% trong quý 2/2019. Theo số liệu từ IMF, trong tháng Năm, Trung Quốc đã vượt qua Ấn Độ trở thành nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Khoản giảm này thận trọng hơn nhiều bên thị trường dự kiến, nhưng đi cùng với định hướng ôn hòa, với dự kiến tăng trưởng được điều chỉnh thấp hơn nhiều và các dự báo lạm phát vẫn tốt.

Lạm phát Giá Tiêu dùng (CPI) ở mức 3.2% so với mục tiêu trung bình 4% của RBI. Các dự báo lạm phát từ RBI hầu như không đổi.

Chỉ số BSE Sensex của Ấn Độ kết thúc phiên giao dịch thấp hơn 443 điểm vào thứ Sáu sau khi mục tiêu tăng trưởng GDP cho cả năm 202 giảm từ 6.3% xuống còn 6.1%. Chỉ số Nifty50 lớn hơn giảm 139 điểm. Cả tuần, hai chỉ số đều giảm 3%.

Không gian tài khóa hạn chế

Trong một lưu ý vào thứ Sáu, Trưởng bộ phận kinh tế ANZ khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ, Sanjay Mathur, nhấn mạnh Thống đốc RBI Shaktikanta Das đang giữ không gian chính sách mở để giải quyết những quan ngại về tăng trưởng bằng cách tái tạo nhu cầu trong nước và giữ lại dự kiến giảm thêm 50 điểm cơ bản nữa từ giờ trở về sau.

Ông Das cho rằng chính phủ đã hạn chế không gian tài khóa để đưa ra kích thích tăng trưởng, nhưng Bộ trưởng Tài chính Nirmala Sitharaman sau đó lại cho biết khoản giảm thuế doanh nghiệp vào tháng trước bà ước tính sẽ khiến doanh thu chính phủ mất đi 1.45 ngàn tỷ rupee (20.4 tỷ USD).

Dù tuyên bố MPC vào thứ Sáu không đưa đến quan ngại về trượt giá tài khóa do các khoản giảm thuế, ông Das cho rằng hiện tại, lời hứa đáp ứng thâm hụt tài khóa cho năm 2020 của chính phủ chính là có thật.

“Trong trường hợp này, quyết định của RBI đưa ra khoản giảm lãi suất 25 điểm cơ bản ôn hòa hơn cho thấy họ đang cố cân bằng các mối quan ngại về tăng trưởng trước không gian chính sách tiền tệ còn hạn chế và tính hiệu quả ngày càng giảm đi của chính sách tiền tệ trong thúc đẩy tăng trưởng (và do đó vai trò của chính sách tài khóa ngày càng tăng),” theo Trưởng Kinh tế Ấn Độ của Nomura, Sonal Varma.

Trái với các dự đoán của ANZ, ông Varma dự kiến với khoản giảm 135 điểm cơ bản đã được thực hiện và lợi nhuận cận biên từ mỗi lần giảm thu hẹp, chu kỳ nới lỏng đang tiến dần đến đoạn kết với đợt cắt giảm cuối 15 điểm cơ bản dự kiến sẽ vào tháng 12.

Gánh nặng ngân hàng

Một loạt các yếu tố góp phần vào tình trạng suy giảm kinh tế của Ấn Độ, nhưng sự yếu kém của hệ thống ngân hàng luôn được xem là yếu tố cốt lõi.

Các nhà phân tích Nomura cho rằng dù triển vọng tăng trưởng có yếu hơn dự kiến, một hành động chính sách “chịu thiệt ở giai đoạn đầu” có thể là cách tiếp cận đúng, cho phép các ngân hàng giảm mạnh lãi suất cho vay trước mùa lễ hội.

RBI yêu cầu các ngân hàng liên kết các lãi suất của mình với một chuẩn bên ngoài, chẳng hạn như lãi suất repo của ngân hàng trung ương.

“Một lý do khả dĩ cho sự hạn chế này là sức khỏe của các mảng ngân hàng và tài chính của Ấn Độ vẫn yếu,” theo Shumita Deveshwar, giám đốc bộ phận nghiên cứu Ấn Độ tại TS Lombard.

“Khi lãi suất tiết kiệm giảm đi và yêu cầu vay vốn từ khu vực công lớn đang khiến chi phí vay của các ngân hàng tăng cao, nhiều ngân hàng vẫn đang phải giải quyết một lượng nợ xấu tương đối lớn trong sổ sách của mình.”

Các vấn đề đối với quản trị ngân hàng dẫn đến tình trạng suy giảm tín dụng, càng làm trầm trọng hơn những khó khăn kinh tế, theo bà Deveshwar.

“Các báo cáo nợ xấu rõ ràng vẫn là một mối nguy bất chấp những hành động của RBI trong vài năm qua nhằm khiến những bản cân đối của các ngân hàng minh bạch hơn và ngăn chặn các khoản cho vay kéo dài.”

Theo số liệu từ Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, những tài sản không tạo ra thu nhập của các ngân hàng ở Ấn Độ đã tăng từ 2.63 ngàn tỷ rupee (39.96 tỷ USD) vào tháng 3/2014 lên 10.39 ngàn tỷ rupee (146 tỷ USD) vào tháng 3/2018. Chỉ riêng Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ, ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu nhà nước của nước này, đã chiếm gần 2.23 ngàn tỷ rupee nợ xấu trong năm 2018.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1