Tài chính Thứ tư, 21/08/2019, 09:56 GMT+7
Fed có thể không đủ hỏa lực để ngăn suy thoái

Tổng thống Donald Trump muốn Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ ngăn chặn một đợt suy thoái kinh tế, nhưng không rõ ngân hàng trung tâm có còn đủ hỏa lực để làm thế hay không.

ag21 fed

Ngoài ra, một số nhà kinh tế cho rằng, không có nhiều lý do để Fed hành động quyết liệt hơn họ dự tính, khi các dấu hiệu tăng trưởng vẫn không đổi, dù có giảm một ít, do những lo ngại về thuế suất và suy giảm ở một số khu vực bên ngoài Hoa Kỳ.

“Các quan chức Fed có vài thứ cần giải trình khi nói đến cắt giảm lãi suất và đẩy lợi suất các khoản đầu tư an toàn như Trái phiếu và tín phiếu kho bạc xuống các mức thấp kỷ lục,” theo Chris Rupkey, giám đốc kinh tế tài chính tại MUFG, cho biết trong một lưu ý sau một bản báo cáo số liệu kinh tế khả quan vào thứ Năm, 15/8.

“Họ không cần giải trình các cắt giảm lãi suất với cử tri hoặc với đội ngũ kinh tế của ông Trump, nhưng họ sẽ phả tự biện minh cho mình trong sử sách. Các cắt giảm lãi suất của Fed dường như không phù hợp hơn bao giờ hết bất chấp sức mạnh của nền kinh tế,” ông nói thêm. “Suy thoái? Suy thoái nào? Đó là điều chúng ta muốn biết.”

Dù vậy, ông Trump tiếp tục kêu gọi giảm lãi suất và thị trường dự đoán có ít nhất hai lần nữa trong năm nay. Điều này sẽ khiến Fed hầu như không có chỗ để giảm thêm, bởi hiện họ đặt mục tiêu lãi suất chuẩn từ 2-2.25%.

Tuy nhiên, câu hỏi là liệu Fed thậm chí có thể bảo vệ nước Mỹ khỏi một khoảng thời gian suy thoái hay còn tồi tệ hơn không. Wall Street vừa có ngày tồi tệ nhất trong năm vào thứ Tư, khi chỉ số công nghiệp Dow giảm 3% trong khi thị trường trái phiếu, dù chỉ trong thời gian ngắn, chứng kiến lợi suất tín phiếu kho bạc kỳ hạn hai năm tăng hơn tín phiếu kỳ hạn 10 năm, một dấu hiệu dẫn đến suy thoái trong quá khứ.

Chính bản thân Fed cũng có thể có khoản thời gian khó khăn vì những lo ngại như thế, sau một thập kỷ ngân hàng trung ương đã khá thàng công khi can thiệp trong những lúc thị trường chao đảo.

Ở sau đường cong

“Chúng ta phần nào đang ở trong tình huống không quen thuộc,” theo Lisa Shalett, giám đốc đầu tư tại Morgan Stanley Wealth Management. “Thị trường trái phiếu đang nói, ‘Hãy lắng nghe thị trường chứng khoán, các người đang quá phấn khích, quá lạc quan. Các người đang đặt quá nhiều niềm tin vào một Fed đang ở phía sau đường cong và quá nhiều niềm tin vào một tổng thống không thật sự nắm giữ tất cả các quân bài.”  

Fed dưới thời Chủ tịch Jerome Powell trong năm nay đã muốn tái định vị chính mình từ ý định tiếp tục nâng lãi suất sang có quan điểm “kiên nhẫn” trước khi thay đổi sang chính sách hiện đang tích cực đảm bảo với các thị trường rằng họ sẽ làm những gì cần thiết để giữ cho tăng trưởng kéo dài một thập kỷ vẫn tiếp tục.

Tuy nhiên, khoản giảm 25 điểm cơ bản ngày 31/7 được xử lý tương đối nước đôi – trong khi một động thái như thế thông thường sẽ khiến đường cong lợi suất đi xuống, khoản chênh lệch trên thực tế lại thu hẹp đến mức đảo chiều, khiến các thị trường bất ngờ vào Thứ Tư.

“Điểm chủ chốt chúng ta quan sát và điểm chủ chốt chúng ta yêu cầu các khách hàng quan sát là ta cần phía trái phiếu kỳ hạn lâu dài đi lên. Đó là khi ta biết sẽ an toàn khi quay trở lại thị trường,” ông Shalett nói. “Chừng nào thị trường trái phiếu còn lo lắng về suy thoái và Fed vẫn đang đứng sau đường cong lợi suất, Fed không thể làm gì được nhiều.”

Cần thiết “rất, rất quyết liệt”

Để bẻ dốc đường cong lợi suất có thể cần hành động quyết liệt hơn là những khoản giảm một phần tư điểm.

Lần đảo chiều đáng sợ này nhanh chóng trở lại và đường cong giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm lại lao dốc phần nào. Tuy nhiên, một đợt số liệu kinh tế đáng thất vọng, hay, có nhiều khả năng hơn, tổng thống Trump lại đẩy mạnh cuộc chiến thương mại qua Twitter có thể lại tàn phá thị trường một lần nữa.

“Rất đáng lưu ý rằng vào ngày 31/7 khi Fed hạ lãi suất, chênh lệch giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 10 năm đã vượt quá 20 điểm cơ bản, và sau khi lãi suất giảm, chênh lệch đi vào vùng âm trong khoản hai tuần,” theo nhà kinh tế Michael Pento, nhà sáng lập Pento Portfolio Strategies. “Điều này cho thấy Fed cần phải rất, rất quyết liệt – có thể khoản giảm 75 điểm phần trăm sẽ là tối thiểu để lãi suất dài hạn đi lên.”

Các bên giao dịch không dự đoán bước đi này, dù khả năng có một đợt giảm 50 điểm phần trăm trong tháng Chín đã lên đến 30%. Thị trường đang dự đoán lãi suất quỹ liên bang sẽ vẫn giảm cho đến khi đạt 1.04% vào đầu năm 2021, đại biểu cho khoản giảm một điểm phần trăm hoàn toàn và sau đó giảm từ khoản mục tiêu hiện tại.

Điều một số quan chức Fed lo ngại là nếu hiện tại họ bắt đầu cắt giảm, họ sẽ không còn lại gì nhiều nếu xảy ra một đợt suy thoái thật sự nghiêm trọng.

“Fed có thể hành động nhanh chóng, nhưng lãi suất ở mức thấp hạn chế khoản kích thích họ có thể mang đến, theo nhà kinh tế Lewis Alexander.

“Fed có thể đánh giá quá cao sức mạnh của nền kinh tế và giữ chính sách tiền tệ ‘quá chặt’”,” ông nói thêm. “Điều này trước kia đã xảy ra nhiều lần. Phải nói rằng Fed dường như có ý định tránh lỗi lầm này. “

Trên thực tế, các thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương vẫn tự tin họ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục đi lên, dù các nghi ngờ đang gia tăng trong các thị trường lẫn trong Nhà Trắng.

“Thị trường có thể tiến nhanh và xa và vượt qua chính mình, vì thế tôi không cho rằng cần thiết để vội vã tiến tới một chính sách nới lỏng,” theo Bill English, giám đốc các vấn đề tiền tệ tại Fed trước đó và hiện là giáo sư tại Yale School of Management. “Ông Powell rất rõ họ sẽ xem xét các số liệu và các số liệu sẽ thúc đẩy hành động. Họ sẽ làm điều đúng để duy trì tăng trưởng.”

Phong Lữ lược dịch

Theo CNBC


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1