Lạm phát Nhật cao hơn, nhưng ngân hàng trung ương vẫn gặp khó khăn |
Lạm phát cơ bản của Nhật trong tháng Ba tăng nhẹ so với một năm trước, nhưng vẫn còn xa so với mục tiêu 2% của Ngân hàng Nhật Bản, một dấu hiệu cho thấy áp lực lên ngân hàng trung ương gia tăng. Trong năm qua, các nhà hoạch định chính sách Nhật đã phải đối phó với tình trạng nhu cầu toàn cầu suy giảm vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung gây tổn hại cho thương mại thế giới và ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu Nhật. Điều này khiến nhiệm vụ tạo lạm phát của Ngân hàng Nhật Bản càng khó khăn hơn. Số liệu vào thứ Sáu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) cả nước, trong đó có các sản phẩm dầu nhưng không gồm các chi phí thực phẩm tươi sống, tăng 0.8%, so với dự báo thị trường bình quân 0.7%. Trong tháng Hai, lạm phát tiêu dùng cơ bản hàng năm đạt 0.7%. Chỉ số BOJ tập trung vào – chỉ số CPI cơ bản loại bỏ ảnh hưởng từ các chi phí thực phẩm và năng lượng – tăng 0.4% trong tháng Ba, phù hợp với khoản tăng hàng năm trong tháng Hai. Ngân hàng trung ương vẫn gặp khó khăn. Nhiều năm in tiền đã làm cạn kiệt thanh khoản thị trường trái phiếu, tổn hại đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại và làm dấy lên quan ngại chương trình nới lỏng khổng lồ của họ không bền vững. Lạm phát đi xuống đẩy BOJ tụt lại sau các đối tác trong việc thu hẹp khoản kích thích kinh tế, trong đó có Hoa Kỳ, nơi chính sách tiền tệ có tác động lớn hơn. Một số nhà phân tích cũng lập luận rằng BOJ còn khá ít đạn dược để chống lại một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng khác. Ngày càng có nhiều người cho rằng lạm phát tiêu dùng cơ bản có thể ngừng tăng trong những tháng tới do các đợt giá dầu giảm gần đây đẩy chi phí xăng và điện xuống. Một kịch bản như thế có thể khiến ngân hàng chịu áp lực phải có một số biện pháp đẩy giá lên. Trong tuần này, dự kiến BOJ sẽ dự báo lạm phát vẫn tiếp tục dưới mức mục tiêu trong cả năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2020. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|