Tài chính Thứ ba, 22/01/2019, 09:58 GMT+7
Các ngân hàng trung ương thiếu vũ khí để chiến đấu với đợt suy thoái lớn kế tiếp

Nếu sắp tới có một cuộc suy thoái nghiêm trọng, các ngân hàng có thể sẽ chống đỡ khó khăn.

jn22 central bank

Các ngân hàng trung ương đã tiến hành những bước đi ấn tượng và không chính thống để ngăn kinh tế sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính. Họ hạ thấp lãi suất, và trong nhiều năm sau đó, chi hàng ngàn tỷ vào trái phiếu như một phần trong nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng.

Một thập niên sau, các ngân hàng trung ương toàn cầu chỉ mới bắt đầu đảo ngược những bước đi này.

Lãi suất ở những nền kinh tế phát triển vẫn cực thấp; ở một số nơi, lãi suất thậm chí còn ở mức âm. Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ đang giải phóng một số trái phiếu đã mua vào, nhưng các ngân hàng trung ương ở châu Âu và Nhật vẫn chưa làm thế.

Câu hỏi hiện tại là các ngân hàng có phải đã chờ quá lâu để nâng lãi suất lên mức bình thường, khiến họ chưa sẳn sàng trước cuộc khủng hoảng kế tiếp hay không.

“Nếu có khủng hoảng, tôi nghĩ nó sẽ xấu hơn bình thường,” theo Kenneth Rogoff, một giáo sư tại Đại học Harvard, cựu trưởng ban kinh tế tại Quỹ Tiền Tệ Quốc tế. “Sẽ khó khăn hơn để phản ứng lại.”

Chính trị cũng đang khiến mọi thứ phức tạp hơn đối với các ngân hàng trung ương. Ở những nước như Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ, họ đang đối mặt với nguy cơ bị can thiệp chính trị, trong khi Tổng thống Donald Trump không ngừng chỉ trích Fed.

“Thêm một bánh xe bị nổ nữa”

Tình hình kinh tế toàn cầu xấu đi đáng kể trong những tháng gần đi vì căng thẳng thương mại khiến tăng trưởng chậm lại ở các quốc gia, trong đó có cả Trung Quốc và Đức.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới đều giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2019, và các chuyên gia cảnh báo về những tổn thương nhiều hơn nữa từ các đợt tăng lãi suất của Mỹ, xung đột thương mại và các nguy cơ địa chính như Brexit.

Không ai kỳ vọng tăng trưởng toàn cầu đồng bộ sẽ kéo dài mãi mãi. Nhưng những hành động của các ngân hàng trung ương trong 10 năm qua trước mắt có thể hạn chế phản ứng của họ trước một đợt suy thoái mạnh.

“Hãy nghĩ đến một chiếc xe chạy trên con đường gập gềnh mà không có bánh xe dự trữ nào. Bạn thật sự sẽ không muốn có thêm một bánh bị nổ nữa,” theo Mohamed El-Erian, trưởng cố vấn kinh tế tại Allianz.

Theo ông Mohamed El-Erian, Fed, vốn đã nâng lãi suất bốn lần trong năm 2018, đang ở trạng thái tốt hơn những ngân hàng trung ương hàng đầu khác. Tuy nhiên, lãi suất chuẩn của họ - hiện từ 2.25% đến 2.5% - vẫn ở mức thấp lịch sử, hạn chế không gian cắt giảm để thúc đẩy tăng trưởng.”Ngay cả Fed cũng có ít khả năng linh hoạt hơn trước kia,” ông nói.

Ngân hàng trung ương Châu Âu và ngân hàng Nhật Bản còn tệ hơn. ECB giữ lãi suất cho vay ở mức 0% trong khi lãi suất tiền gửi là -0.4%. Ở Nhật, lãi suất ngắn hạn đã ở mức âm từ năm 2016.

“Họ rất bị hạn chế trong những gì có thể làm,” ông Rogoff nói.

Hết đạn dược

Các ngân hàng trung ương còn có những động thái chưa từng có, mua hàng ngàn tỷ dollar trái phiếu sau khủng hoảng để hộ trợ tăng trưởng, một chính sách được biết với tên nới lỏng định lượng (QE).

Hoa Kỳ chỉ mới bắt đầu thu hẹp bảng cân đối 4.5 ngàn tỷ USD của mình vào tháng 10/2017, và hiện vẫn giữ gần 4 ngàn tỷ USD nợ chứng khoán.

Dù Fed về cơ bản có thể bắt đầu dự phòng QE lần nữa, ông El-Erian cho rằng một chương trình như thế “có thể sẽ ít hiệu quả hơn trong thúc đẩy tăng trưởng bền vững.”

Châu Âu chỉ vừa kết thúc chương trình QE của mình vào tháng 12 sau khi đạt 2.6 ngàn tỷ euro (3 ngàn tỷ USD) tiền mới. Tổng trái phiếu ngân hàng Nhật nắm giữ đã lên 554 ngàn tỷ yen (5.1 ngàn tỷ USD) vào năm ngoái khi họ vẫn trong tình trạng kích thích kinh tế dưới thời Thống đốc Haruhiko Kuroda. Những tài sản này trị giá nhiều hơn tổng sản lượng kinh tế hàng năm của Nhật.

Nói một cách đơn giản, hệ thống ngân hàng trung ương hiện đang “hết đạn dược”, theo Ed Yardeni, chủ tịch hãng tư vấn đầu tư Yardeni Research.

“Họ có thể không còn nhiều hỏa lực hay tín nhiệm cho vòng tiếp theo,” ông nói.

Chính trị rối rắm

Ngoài những điều kiện khó khăn này là áp lực chính trị có thể gây khó khăn cho khả năng các ngân hàng trung ương giảm thiểu hay phản ứng trước một đợt suy thoái.

Trong tháng 12, Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ bất ngờ từ chức sau khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi còn phải dựa vào ông để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước các cuộc bầu cử.

Việc chỉ định một cựu quan chức chính phủ thay cho ông này càng làm dấy lên lo ngại về can thiệp chính trị.

Đầu năm ngoái, Thổ Nhĩ Kỳ rơi vào khủng hoàng sau khi ngân hàng trung ương nước này từ chối nâng lãi suất dù lạm phát tăng mạnh, sau đó khiến đồng lira lao dốc.

Quyết định nâng lãi suất được đưa ra sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tỏ dấu hiệu ông muốn kiểm soát việc ấn định lãi suất, vốn được ông mô tả “là nguồn gốc của tất cả tội lỗi.”

Ở Mỹ, ông Trump công khai chỉ trích chủ tịch Fed, Jerome Powell, về các đợt nâng lãi suất, Ông này thậm chí còn thăm dò các cố vấn liệu ông có thẩm quyền pháp lý để sa thải ông Powell hay không.

“Ngày càng có nhiều ví dụ các ngân hàng trung ương không được độc lập toàn diện, đặc biệt ở những nơi có các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy,” ông Yardeni nói.

Câu hỏi về sự độc lập chính trị của các ngân hàng trung ương cùng với việc họ tương đối thiếu hỏa lực, nghĩa là các ngân hàng trung ương có thể không có khả năng giải cứu trong một cuộc suy thoái.

“Họ có thể rất bị hạn chế đối với những gì chính sách tiền tệ có thể làm,” ông Yardeni nói. “Và có thể là sai lầm khi nói với công chúng họ có thể giải quyết được tất cả những vấn đề của chúng ta.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1