London sẽ mất 900 tỷ USD vào tay Frankfurt vì Brexit |
London được dự đoán sẽ mất đến 800 tỷ euro (909 tỷ USD) tài sản vào tháng Ba năm sau, khi các ngân hàng chuyển hoạt động kinh doanh sang những trung tâm khác trước khi Brexit diễn ra. Tổ chức vận động hành lang Frankfurt Main Finance (FMF) vừa đưa ra số liệu được tính toán dựa trên xác nhận rằng 30 tổ chức tài chính đã nộp đơn lên Ngân hàng Trung ương châu Âu chuyển các tổng hành dinh sang Frankfurt. FMF cho rằng con số này sẽ cao hơn khi đến tháng Ba và tiếp tục tăng sau Brexit. 800 tỷ euro chuyển khỏi London có liên quan đến các tài sản cân đối như tiền mặt, tồn kho và chi phí trả trước. FMF cho biết các công ty chuyển những tài sản này từ London đến Frankfurt để các văn phòng mới có thể đáp ứng được các yêu cầu hoạt động và và quy định tối thiểu. Trong báo cáo, Giám đốc FMF Hubertus Vath cho biết sự không chắc chắn buộc các ngân hàng phải di dời một số bộ phận kinh doanh hoặc toàn bộ doanh nghiệp khỏi nước Anh. “Chừng nào vẫn còn chưa chắc chắn, hầu hết các tổ chức đều muốn một giải pháp tối thiểu hơn. Trong mọi trường hợp, rõ ràng những hiệu ứng gián tiếp đáng kể sẽ theo sau,” ông nói. Nhiều ngân hàng lớn cho biết họ sẽ chuyển việc làm ra khỏi London trước khi Brexit khởi động. FMF cho rằng họ tin có đến 10,000 việc làm sẽ được chuyển sang Frankfurt trước Brexit, và dự kiến việc di dời công việc sang thành phố này sẽ tiếp tục đến năm 2024. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sẽ phức tạp hơn một ít bởi một số ngân hàng đã mở hoặc mở rộng các văn phòng hiện có ở châu Âu, nhưng họ không thông báo các kế hoạch lớn di dời nhân viên từ London sang những địa điểm này. Những ngân hàng khác cũng cân nhắc đến các kế hoạch đại tu quy mô lớn cho các hoạt động ở Châu Âu. Các tổ chức đại diện London và mảng tài chính cho biết ngành đã chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất nhưng vẫn chưa cảm thấy tác động lớn từ việc di dời doanh nghiệp. Catherine McGuinness, giám đốc chính sách tại City of London Corporation, cho biết bà chưa nhận thấy nỗi lo việc mất việc làm trên diện rộng sẽ trở thành hiện thực. “Tuy nhiên, các công ty vẫn đang theo dõi chặt chẽ các đàm phán giữa hai bên tiến triển như thế nào. Điều này sẽ có vai trò quan trọng trong việc quyết định liệu chúng ta có thấy thêm nhiều việc làm nữa chuyển sang châu Âu hay không sau Brexit,” bà McGuinness nói. “Dù vậy, trung tâm tài chính toàn cầu của London không thể dễ dàng được sao chép ở bất kỳ nơi nào trên lục địa châu Âu. Hiện tại, lợi ích của mọi người là tiến tới một thỏa thuận trong tương lai bao gồm cả các dịch vụ tài chính vào chuyên nghiệp – không làm được như thế, chắc chắn sẽ gây tổn hại cho kinh tế của cả EU và nước Anh, hạn chế tăng trưởng và gây rủi ro cho việc làm.” Stephen Jones, CEO thuộc cục thương mại của Bộ Tài chính Anh, cho biết tương lai kinh tế nước này phụ thuộc vào việc các chính trị gia lựa chọn chủ nghĩa thực dụng thay vì ý thức hệ và “có một cuộc tranh luận trung thực về cái giá thật sự của việc rời EU mà không có được một thỏa thuận.” “Ngành tài chính sẽ tiếp tục lên kế hoạch nhằm giảm thiểu bất kỳ gián đoạn nào từ kịch bản “không có thỏa thuận” cho đến khi một thỏa thuận được cả hai bờ eo biển nước Anh phê duyệt. Trong thời điểm này, điều trọng yếu là cả EU và nước Anh tiếp tục làm việc cùng nhau để giải quyết những vấn đề trọng yếu có khả năng bế tắc như dòng chảy số liệu qua bên giới và tính liên tục của hợp đồng, nhằm mang đến cho các công ty và khách hàng sự chắc chắn về quy định và pháp lý,” ông nói thêm. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|