IMF: Căng thẳng thương mại có thể gây ra một đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng các nhà đầu tư dường như thỏa mãn |
Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rủi ro đang tích tụ trong hệ thống tài chính toàn cầu, và căng thẳng thương mại thêm nữa có thể đẩy tình hình đến giới hạn. Tuy nhiên, các nhà đầu tư dường như khá thỏa mãn, theo Báo cáo Ổn định Tài chính Toàn cầu mới nhất của IMF, phát hành vào thứ Tư, 10/10. Báo cáo được phát hành mỗi năm hai lần, bao gồm đánh giá của IMF về các điều kiện tài chính toàn cầu và nhấn mạnh đến các rủi ro trong hệ thống. Giá chứng khoán – đặc biệt các chứng khoán ở Mỹ - đã đạt các mức cao kỷ lục trong nhiều lần trong năm qua, một dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư tiếp tục chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên những điều không chắc chắn xung quanh vấn đề thương mại có thể khiến kiểu tâm lý như thế thay đổi nhanh chóng và gây ra một đợt bán tháo bất ngờ trong các thị trường tài chính. “Căng thẳng thương mại leo thang thêm nữa, cũng như các nguy cơ địa chính gia tăng và bất ổn trong chính sách ở những nền kinh tế lớn, có thể khiến tâm lý chấp nhận rủi ro đi xuống bất ngờ, gây ra một đợt điều chỉnh trên diện rộng trong các thị trường vốn toàn cầu và thắt chặt các điều kiện tài chính,” IMF cho biết trong báo cáo. Theo IMF, các gián đoạn trong thương mại toàn cầu đang đe dọa tăng trưởng. IMF đã giảm các dự báo tăng trưởng cho năm 2018 và 2019 xuống 0.2 điểm phần trăm còn 3.7% vàha5 dự báo cho mức tăng thương mại hàng hóa và dịch vụ toàn cầu. IMF lưu ý các rủi ro gia tăng từ căng thẳng giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại diễn tra trong thời kỳ các thị trường mới nổi đang chịu áp lực. Những quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang đối mặt với tình trạng vốn chảy đi ồ ạt trong khi lãi suất tại Mỹ tăng, khiến đồng tiền của những nước này mất giá so với đồng bạc xanh mạnh. Cho đến nay, các vấn đề ở những thị trường mới nổi đa phần mang tính đặc thù ở mỗi nước. “Hiện tại, chúng tôi nhận thấy nhiều khác biệt giữa các quốc gia, vì thế khi so sánh các nền kinh tế tiên tiến với các thị trường mới nổi, chúng tôi nhận thấy các điều kiện tài chính vẫn khá thoải mái trong các nền kinh tế và có phần thắt chặt ở các thị trường mới nổi,” theo Tobias Adrian, gián đốc bộ phận tiền tệ và các thị trường vốn của IMF. “Tuy nhiên, thậm chí trong các thị trường mới nổi, chúng tôi cũng thấy nhiều khác biệt.” “Có một số quốc gia bị ảnh hưởng khá nặng vì vốn chảy đi, đồng tiền mất giá, và rộng hơn, các điều kiện tài chính thắt chặt hơn,” ông nói thêm. “Trong khi những thị trường mới nổi khác thật sự có được dòng vốn chảy vào và không bị suy giảm thật sự khi nói đến các điều kiện chênh lệch hoặc các điều kiện tài chính rộng hơn.” Dù vậy, IMF cho biết họ không loại bỏ khả năng cuộc khủng hoảng sẽ lan rộng ra nhiều nền kinh tế hơn. “Ham muốn chấp nhận rủi ro mạnh trên toàn cầu cho đến nay đã che dấu những thách thức các thị trường mới nổi có thể phải đối mặt nếu các điều kiện tài chính toàn cầu thình lình thắt chặt mạnh. Trong tình huống đó, nguy cơ lây lan rộng hơn ra các thị trường mới nổi có thể xảy ra, càng nhấn mạnh cho tầm quan trọng của việc tránh tự mãn,” IMF viết trong báo cáo. Một phân tích của IMF nhận thấy các thị trường mới nổi, ngoại trừ Trung Quốc, có thể mất 100 tỷ USD vốn chảy đi hoặc hơn trong vòng bốn quý – tương đương mức độ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trung Quốc nhìn chung khá ổn định Các điều kiện tài chính ở Trung Quốc, hiện đang là tâm điểm của cuộc chiến thuế suất với Hoa Kỳ, “nhìn chung vẫn ổn định” nhờ việc nới lỏng chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong năm nay đã bốn lần hạ mức dự trữ các ngân hàng phải nắm giữ, giải phóng thêm nhiều tiền mặt cho các doanh nghiệp và hộ gia đình vay, tạo khoản đệm khi hoạt động kinh tế suy giảm. Tuy nhiên ngân hàng trung ương vẫn kiên trì rằng chính sách tiền tệ của họ là “thận trọng và trung dung” và không “nới lỏng.” Dù sao đi nữa, những hành động của PBOC đã giúp hóa giải một ít áp lực đang tích tụ trong hệ thống tài chính Trung Quốc. Ngoài cuộc xung đột thương mại, Trung Quốc còn bị chú ý bởi ngành ngân hàng ngầm khổng lổ của mình cũng như mức nợ cao của các công ty – những vấn đề chính phủ nước này vẫn đang cố giải quyết. Ông Adrian lưu ý khi nhìn vào nợ doanh nghiệp hay tín dụng trong mảng phi tài chính, các mức đòn bẩy ở Trung Quốc đã “ổn định.” “Dù 10 năm qua mức đòn bẩy ở Trung Quốc liên tục tăng, hiện nó đã ổn định và là một điểm tốt cho ổn định tài chính.” Tuy nhiên, IMF cho rằng các nhà chức trách Trung Quốc không nên ngừng các nỗ lực cải cách kinh tế, đặc biệt trong cắt giảm nợ xấu. “Dù những bước đi gần đây có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trước mắt khi đối mặt với áp lực gia tăng từ bên ngoài, chúng có thể mang theo những rủi ro lớn hơn đối với sự ổn định tài chính trong ngắn hạn nếu chúng đẩy lùi những tiến bộ nhằm giảm các điểm lỗ hỏng tài chính,” theo báo cáo của IMF. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|