Tài chính Thứ hai, 17/09/2018, 14:15 GMT+7
Thời kỳ thử thách cho các thị trường mới nổi châu Á

Bình luận tài chính hiện thường là những quan ngại các thị trường mới nổi đang đối mặt với sự lập lại “thu hẹp định lượng” của năm 2013 – hay còn xấu hơn – sự lập lại của cuộc khủng hoảng châu Á 1997-1998.

s17 em

Những lo lắng này đã đẩy các nền kinh tế mới nổi hàng đầu ở châu Á vào trung tâm chú ý, trong đó có Indonesia và Ấn Độ, cả hai nước đều có tiền tệ yếu đi trong năm nay.

Tuy nhiên các nền kinh tế mới nổi đều đa dạng, bất chấp việc đồng nhất hóa. Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina, cả hai cùng nằm trong tâm cơn bão thị trường hiện tại, đang đối mặt với những thách thức ngang với năm 1998.

Đối với hầu hết các nền kinh tế mới nổi, trong đó có tất cả các nền kinh tế ở châu Á, tình trạng căng thẳng ngày càng thường xuyên hơn. Như trong năm 2013, họ phải phản ứng trước thay trong chu kỳ tài chính toàn cầu. Trong năm 2013, họ đã làm thế, khó khăn nhưng thành công. Và họ đang làm thế một lần nữa.

Đây là thời kỳ thử thách không chỉ đối với các nền kinh tế mới nổi mà còn đối với các thị trường tài chính. Các nền kinh tế mới nổi thường được nhóm thành một loại đầu tư duy nhất, được hiệu chỉnh theo một chỉ số tổng hợp duy nhất, như chỉ số các thị trường mới nổi MSCI. Tuy nhiên, điều này gây lúng túng trong rất nhiều trường hợp khác nhau. Làm sao các nhà đầu tư có thể phân biệt những nền kinh tế khác nhau này, trong đó có những nền kinh tế ở châu Á?

Nếu không phân biệt được, sẽ có vấn đề lớn hơn. Làm thế nào các nền kinh tế mới nổi có thể giữ cho thị trường vốn của mình mở nếu dòng vốn nước ngoài bị chi phối bởi những đợt gia tăng vào đảo chiều, bị thúc đẩy bởi những xoay chuyển trong tâm lý thay vì các phân tích đầy đủ cho từng nền kinh tế?

Một trong những bài học chủ yếu trong thập kỷ vừa qua là dòng vốn đến với các thị trường mới nổi chịu ảnh hưởng nặng từ tình hình ở các nền kinh tế tiên tiến, đặc biệt là Mỹ. Những sự kiện nước ngoài quan trọng hơn nhiều so với những gì diễn ra trong nước ở những nền kinh tế nhận vốn vào. Khi lãi suất Mỹ thấp, dòng vốn sẳn sàng, có lẽ, quá sẳn sàng, cho hầu hết các nền kinh tế mới nổi – cho những quốc gia có khung hoạt động chính sách yếu kém cũng như những quốc gia được quản lý tốt với các cơ hội sinh lời.

Khi chu kỳ tài chính Mỹ đổi chiều, tái đánh giá “rủi ro” chung làm đảo chiều dòng vốn. Những nền kinh tế mới nổi có năng lực có thể điều chỉnh được, đối phó với dòng vốn chảy đi bằng cách sử dụng tỷ giá hối đoái như các khoản đệm, hạ dự trữ ngoại hối, thắt chặt ngân sách và hoãn đầu tư. Tăng trưởng chậm lại, nhưng đây là cái giá của ổn định.

Những quốc gia này chấp nhận rằng họ phải hạ buồm trước cơn gió đang thổi qua toàn cầu. Không phải tất cả các nền kinh tế mới nổi đều có năng lực này. Warren Buffet từng đưa ra hình ảnh thủy triều rút đi, sẽ hé lộ những ai đang phải vùng vẫy một mình.

Những đồng tiền đang đi xuống

s17 em f1

Chúng ta đang quan sát điều đó lúc này. Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina đang vùng vẫy một mình. Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, thay vì chấp nhận rằng tăng trưởng đã quá nhanh trong một thập kỷ, lại đang la hét chống đối các nhà đầu tư nước ngoài. Argentina, từng vỡ nỡ trong năm 2001, kéo dài thời gian bằng cách thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài họ đã cải cách những kiểu cách hoang phí của mình. Cuối cùng, giả vờ cũng sẽ không được lâu dài.

Nhưng đối với nhiều nền kinh tế mới nổi khác, tình huống hiện tại là một phần của chu kỳ toàn cầu. Không sớm thì muộn, Hoa Kỳ cũng phải nâng lãi suất, như họ vẫn đang làm thế từ tháng 12/2015. Nới lỏng định lượng, với việc mở rộng bất thường bản cân đối của các ngân hàng trung ương, phải được thu hẹp.

Như thường lệ, vẫn có các biến chứng, làm sâu sắc hơn tình trạng “né tránh rủi ro”. Tổng thống Donald Trump cắt giảm thuế, kích thích thêm nền kinh tế vốn đã chạy hết tốc lực, nâng cao khả năng việc bình thường hóa lãi suất sẽ được đẩy nhanh hơn và lãi suất chính sách có thể cần tăng quá mức bình thường để ngăn tăng trưởng quá nóng. Tương tự, cuộc tranh chấp về thuế suất với Trung Quốc của ông Trump cũng làm tăng thêm lo lắng. Tình trạnh tài chính mong manh của chính Trung Quốc có thể gia tăng thêm nguy cơ đi xuống. Các điều khoản thương mại đang thay đổi đối với các nhà sản xuất hàng hóa. Giá dầu tăng, đẩy chi phí nhập khẩu tăng.

Các thị trường không bao giờ điều chỉnh một cách thuận lợi, bất kỳ xu hướng nào cũng nhanh chóng tự trầm trọng hơn. Các nhà đầu tư đều lo lắng, chờ đợi xem người khác làm gì. Điều kiện lây lan đã chín muồi.

Nhưng tất cả những điều này trên thực tế nguy hiểm như thế nào? Cho đến nay, ít nhất, các nhà đầu tư dễ dàng phân biệt được những quốc gia đang đối mặt với các điều chỉnh theo chu kỳ. Chúng tôi dự kiến sẽ có áp lực lên tài khoản vãng lai của những nước này, phản ánh trong việc giao thương đi xuống. Tỷ giá hối đoái giảm là một phần trong việc điều chỉnh. Lãi suất đang được thắt chặt để cân bằng cả lãi suất cao của Mỹ và áp lực lên tỷ giá hối đoái. Ngân sách đang được thu hẹp. Chúng tôi dự kiến tăng trưởng chậm hơn sẽ được chấp nhận.

Đây chính xác là những gì chúng ta đang trãi qua trong các nền kinh tế châu Á, vốn đã được các nhà bình luận xem là “yếu ớt” một cách không cần thiết.

Lấy Indonesia làm ví dụ. Khi tài khoản vãng lai giảm giá trị, tỷ giá hối đoái giảm, nhưng cho đến nay không đến 10% trong năm nay. Can thiệp hối đoái nhỏ đã hạn chế quá trình này, và tính cạnh tranh quốc tế cải thiện sẽ có giá trị. Dự trữ ngoại hối vẫn dồi dào. Lạm phát được kiểm soát tốt, có thể hấp thu được khoản giảm của tỷ giá hối đoái. Thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ được giữ trong giới hạn 3% GDP. Ngân sách đang được thắt chặt. Trong những tình huống khác, giá xăng trong nước có thể tăng, nhưng đây sẽ là một yêu cầu lớn trước cuộc bầu cử tổng thống vào năm sau. Nhìn chung, ý định về chính sách khá rõ ràng: Tăng trưởng sẽ được hạn chế để duy trì ổn định.

Câu chuyện ở Ấn Độ cũng tương tự. Một lần nữa, tỷ giá hối đoái giảm khoảng 10%. Đa phần trong các bình luận trên truyền thông rằng các tỷ giá hối đoái đồng rupiah và rupee đang thử nghiệm các mức mới, nhưng điều này chỉ phản ánh lạm phát cơ bản đang nhanh hơn một ít. Xu hướng đi xuống về lâu dài là cần thiết để duy trì tính cạnh tranh quốc tế.

Ở những nền kinh tế tiên tiến, những điều chỉnh như thế này được xem là bình thượng. Chẳng hạn, trong năm nay, dollar Australia cũng giảm nhiều như thế, nhưng không ai xem đây là dấu hiệu của thảm họa.

Sự lan truyền đặc trưng trong cuộc khủng hoảng châu Á 1998 không rõ ràng. Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng peso của Argentina có thêm một đợt lao dốc vào cuối tháng Tám, khiến chúng giảm khoảng 60% trong năm vừa qua. Nhưng phản ứng trong các đồng tiền châu Á không lớn.

Cho đến nay, vẫn tốt. Tuy nhiên, nếu các nhà đầu tư không phân biệt được Thổ Nhĩ Kỳ - do một tổng thống độc đoán nắm quyền, người bất chấp các yếu tố kinh tế theo ước định – và Indonesia – gắn bó cẩn trọng với tính đúng đắn về kinh tế - thì khái niệm một thị trường vốn toàn cầu không thể được duy trì.

Các bình luận tài chính giật gân không giúp duy trì được bình đẳng thị trường, nhưng đây là bản chất của truyền thông. Một phương thức phân tích thấu đáu hơn có thể được trông chờ từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF), một nhóm vận động hành lang ngân hàng tại Washington. Trong tháng Sáu, IIF đánh giá đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ đã vượt qua trạng thái cân bằng. Hiện đồng lira đang giảm thêm 20%.

Mặt khác, trong tháng Tám, IIF đáng giá Indonesia “dễ bị tổn thương” bởi nước này nhận được các dòng vốn ngắn hạn nhiều hơn thường có. Nếu khả năng dễ bị tổn thương của những quốc gia này được đánh giá một cách sơ sài theo lượng vốn nước ngoài họ nhận được, khi đó phản ứng chính sách hợp lý sẽ là những biện pháp ngắn hạn kiểm soát dòng vốn chảy vào, tương tự như các yêu cầu ký quỹ không tính lãi của Chile.

Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ áp lực tỷ giá hối đoái năm 2015, đã nhận thấy khá hữu ích khi có thể hạn chế dòng vốn chảy đi bằng cách thắt chặt các kiểm soát trực tiếp. Các nhà hoạch định chính sách ở những quốc gia khác có thể lưu ý đến điều này.

Phong Lữ lược dịch
Theo Nikkei Asian Review

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1