Các thị trường đang tập trung vào ngân hàng trung ương Nhật Bản |
Khi lạm phát tại Nhật dự kiến vẫn yếu, một số chuyên gia dự báo Ngân hàng Nhật Bản sẽ điều chỉnh mục tiêu lợi suất trái phiếu chính phủ tại cuộc họp chính sách vào cuối ngày thứ Ba, 31/7. Với lợi suất mục tiêu trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Nhật hiện ở mức 0%, 7 trong số 19 giám đốc ngân hàng và quản trị tài sản do CNN khảo sát cho biết BOJ có thể thay đổi mục tiêu này. Động thái như thế, một phần được xem như chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, có thể khiến khả năng sinh lợi của các ngân hàng cải thiện và có thể khiến lạm phát cao hơn. Các ước tính lợi suất mục tiêu mới từ 0.1% đến 0.2%. “Ngày càng có nhiều suy đoán BOJ có thể điều chỉnh các thiết lập kiểm soát đường cong lợi suất một phần do khả năng sinh lợi thấp của ngân hàng cũng như lạm phát yếu ở Nhật,” theo Elias Haddad, chiến lược gia tiền tệ cao cấp tại Commonwealth Bank of Australia. Nếu BOJ làm thế, nâng lợi suất mục tiêu trái phiếu kỳ hạn 10 năm, điều đó có thể tăng khả năng sinh lợi cho các ngân hàng, nhờ chênh lệch lớn hơn giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn. Nói chung, hoạt động ngân hàng lớn hơn sẽ dẫn đến hoạt động kinh tế lớn hơn cũng như lạm phát cao hơn. Từ lâu, ngân hàng trung ương Nhật đã muốn tỷ lệ lạm phát đạt mức 2%, nhưng trong tháng Sáu, họ hạ mục tiêu lạm phát, rằng tăng trưởng giá tiêu dùng ở mức 0.5% đến 1%. Tuy nhiên, hai ngân hàng — Goldman Sachs và J.P. Morgan — cho biết họ dự kiến ngân hàng trung ương có thể hạ mục tiêu lạm phát lần nữa. “Để tăng cường cam kết đạt được mục tiêu lạm phát trong tình hình triển vọng lạm phát đi xuống, chúng tôi dự kiến BoJ sẽ đưa ra hướng dẫn nhằm liên kết các thay đổi trong lợi suất mục tiêu [kỳ hạn 10 năm] với ngưỡng lạm phát,” theo ông Hiroshi Ugai, trưởng kinh tế tại J.P. Morgan. Nhìn chung, 11 trong số 19 giám đốc ngân hàng và quản trị tài sản cho rằng ngân hàng trung ương Nhật khó có khả năng thay đổi chính sách tiền tệ trong bối cảnh lạm phát yếu. “Chúng tôi tin rằng Ngân hàng Nhật Bản khó có khả năng thông báo các thay đổi chính sách trong cuộc họp sắp tới vì lạm phát vẫn yếu và nguy cơ thay đổi chính sách có thể kích hoạt thắt chặt tài chính (thông qua lãi suất cao hơn, đồng yen mạnh hơn và bán tháo cổ phiếu), không điều nào trong những yếu tố này giúp lạm phát cao hơn, đặc biệt trong thời điểm căng thẳng thương mại kéo dài,” theo Qian Wang, trưởng kinh tế tại Vanguard Investment Strategy Group. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|