Tài chính Thứ ba, 21/08/2018, 09:33 GMT+7
Khủng hoảng tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ảnh hưởng đến các đối tác thương mại châu Á

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu xáo động vì đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ lao dốc mạnh, các nhà đầu tư đang cẩn thận theo dõi các mối liên hệ giữa nền kinh tế đang đứng trước đầu sóng ngọn gió này và những quốc gia châu Á Thái Bình Dương khác.

ag21 turkey

Sáu quốc gia châu Á nằm trong nhóm 20 nước nhập khẩu hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ - với Trung Quốc đứng đầu danh sách, theo IHS Markit. Các nước còn lại là Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Malaysia và Việt Nam.

“Khủng hoảng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ và đồng liar lao dốc sẽ tác động đến thương mại song phương, với cái giá là hàng hóa nhập khẩu tính theo đồng lira sẽ tăng đáng kể vì đồng tiền này mất giá mạnh trong năm nay,” theo Rajiv Biswas, trưởng Kinh tế tại IHS Markit Asia Pacific.

Chẳng hạn, đồng lira mất giá sâu có thể sẽ ảnh hưởng đến những đơn hàng của Thổ Nhĩ Kỳ đối với các sản phẩm Malaysia trong năm nay và năm 2019.

Đồng lira đã mất hơn 40% giá trị so với dollar trong năm nay, làm dấy lên nỗi lo lan truyền và khiến các đồng tiền cũng như chứng khoán trong các thị trường mới nổi bán tháo – đặc biệt nếu các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những biện pháp kiểm soát vốn nhằm ngăn chạn chảy máu vốn.

Một đợt bán tháo như thế có thể là mối nguy còn lớn hơn đối với các quốc gia châu Á Thái Bình Dương so với những đợt suy thoái thương mại, ông Biswas nói, bởi nó có thể khiến các nhà đầu tư lo sợ, đẩy một lượng vốn “đáng kể” ra khỏi các thị trường mới nổi.

Điểm yếu

Theo ông Biswas, Ấn Độ sẽ là một trong những thị trường mới nổi chịu rủi ro nhiều hơn trước các cú shock toàn cầu. Đồng ruppee của nước này đang chịu nguy cơ các nhà đầu tư nước ngoài rút tiền khỏi các khoản đầu tư như cổ phiếu và trái phiếu – Indonesia cũng chịu rủi ro tương tự.

“Một điểm yếu lớn của Indonesia có liên quan đến khả năng dòng vốn nóng chảy đi bởi tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao trong các thị trường cổ phiếu và trái phiếu trong nước,” ông Biswas viết.

Sở hữu nước ngoài trong trái phiếu chính phủ tính bằng đồng rupiah chiếm khoảng 40%, với 45% là nợ doanh nghiệp. Người nước ngoài cũng sở hữu 60% tổng nợ chính phủ.

Ở Nam Á, nhiều quốc gia đang đối mặt với các vấn đề nợ nước ngoài, như Sri Lanka và Pakistan.

Ngược lại, những nền kinh tế như Hàn Quốc, Đài Loan và Thailand tương đối vững vàng nhờ các yếu tố kinh tế vỹ mô cơ bản tốt và dự trữ ngoại tệ đủ đầy.

Nhưng không phải tất cả đều là tin xấu. Nhìn chung các quốc gia châu Á sẽ có khả năng vượt qua những chao đảo bên ngoài bởi nền kinh tế trong nước hiện đang trong tình trạng tốt hơn so với năm năm trước, theo ông Tuấn Huỳnh, trưởng đầu tư tại Deutsche Bank Wealth Management khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Điều này có nghĩa các nhà đầu tư có cơ hội mua vào chứng khoán các thị trường mới nổi châu Á trong nửa cuối năm trong bối cảnh xáo động được dự kiến.

Các thị trường mới nổi châu Á nhìn chung có ít nợ hơn và ít chịu rủi ro hơn trước dollar Mỹ, theo Dave Lafferty, trưởng chiến lược gia tại Natixis Investment Managers.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1