Mối đe dọa từ cuộc khủng hoảng Thổ Nhĩ Kỳ đối với thế giới |
Sự kết hợp nguy hiểm của những yếu tố kinh tế và chính trị đã kích hoạt cuộc khủng hoảng ở Thổ Nhĩ Kỳ và những thị trường mới nổi khác. Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là nền kinh tế đang phát triển mới nhất chìm vào hỗn loạn. Đồng lira của nước này đã mất hơn 40% giá trị từ tháng Một, trong khi thị trường chứng khoán bị mất đến một nửa. Hỗn loạn theo sau một đợt tiền mất giá tương tự ở Argentina đã buộc Quỹ Tiền Tệ Quốc tế giải cứu. Gần đây, đồng rubble của Nga, ruppe của Ấn Độ và đồng rand của Nam Phi cũng lao dốc mạnh. Các nhà đầu tư đang đợi quân domino tiếp theo ngã xuống. Họ đang tìm kiếm dấu hiệu cho sự lặp lại của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 bắt đầu khi đồng baht Thai mất giá. Sự hỗn loạn này đang được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố kết hợp. Rõ ràng nhất là việc Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ nâng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối 4.5 ngàn tỷ USD nhằm phản ứng trước sức mạnh kinh tế và làm nóng lạm phát tại Mỹ. Rút đi khỏi thị trường khoản tiền cho vay dễ dàng đã đẩy dollar Mỹ lên cao so với các đồng tiền đối thủ. Đồng bạc xanh mạnh hơn chính là công thức của thảm họa đối với những thị trường máy bay như Thổ Nhĩ Kỳ vay nợ bằng dollar. “Khoản nợ đó bỗng trở nên vô cùng to lớn khi đồng tiền của nước bạn lao dốc như đồng lira,” theo Nicholas Colas, đồng sáng lập DataTrek Research. Sức mạnh của dollar đã khiến các nhà đầu tư rút tiền ra khỏi những thị trường nhiều rủi ro để dành cho các tài sản Mỹ an toàn hơn. Mất niềm tin vào ngân hàng trung ương Nhưng không chỉ là về Fed. Hỗn loạn ở thị trường mới nổi, đặc biệt ở Thổ Nhĩ Kỳ, cũng phản ánh sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy trên khắp thế giới. Những vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhanh vào tháng Năm sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan tỏ dấu hiệu ông muốn kiểm soát việc thiết lập lãi suất, theo ông mô tả là “nguồn gốc của mọi điều xấu xa.” Sau khi chiến thắng trong cuộc tái bầu cữ, ông Erdogan đã đưa anh vợ lên làm bộ trưởng tài chính. Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ khi đó khiến thế giới bị shock khi từ chối nâng lãi suất, bất chấp lạm phát tăng cao. Các nhà đầu tư, với niềm tin vào ngân hàng trung ương tan rã, đã kịp thời từ bỏ đồng lira. Bespoke Investment Group chỉ trích chính sách tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ là “bất cập”. Brothers Harriman cảnh báo đội ngũ kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ “đang bị ngợp.” Andres Garcia-Amaya, CEO của Zoe Financial, mô tả Thổ Nhĩ Kỳ trong một lưu ý gửi khách hàng gần đây như một “khối hỗn loạn hoàn toàn” điển hình của một số thị trường mới nổi. “Thủ tướng lạm quyền và ngân hàng trung ương mất đi sự độc lập,” ông Garcia-Amaya nói. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy Ông Colas của DataTrek cho rằng tình huống ở Thổ Nhĩ Kỳ là một điển hình về tầm quan trọng của các ngân hàng trung ương và bộ trưởng tài chính độc lập, đặc biệt ở những quốc gia không được theo dõi mạnh như của Hoa Kỳ. “Nếu không có những tổ chức mạnh, chủ nghĩa dân túy sẽ len lỏi vào những vấn đề kinh tế trực tiếp hơn rất nhiều,” ông Colas nói. Đương nhiên, tổng thống Donald Trump, người đã đưa làn sóng dân túy vào văn phòng tổng thống năm 2016, không lạ gì với việc tấn công các ngân hàng trung ương. Gần đây, ông đã phá vỡ truyền thống khi chỉ trích Fed vì nâng dần lãi suất. Cơn bão thị trường mới nổi phản ánh một khía cạnh khác trong chủ nghĩa dân túy của ông Trump: thuế suất. Những cuộc chiến thương mại của ông này đã khiến các nhà đầu tư rời bỏ một số thị trường rủi ro, đặc biệt những thị trường có liên hệ với Trung Quốc. Ngày 10/8, đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ đã lao dốc đến 18.5% sau khi ông Trump quyết tăng gấp đôi thuế đánh lên thép và và nhôm đối với Thổ Nhĩ Kỳ. “Môi đe dọa toàn cầu của chủ nghĩa dân túy là có thật,” theo Mike LaBella, người đứng đầu bộ phận chiến lược cổ phiếu toàn cầu tại QS Investors, một công ty quản lý tài sản của Legg Mason. “Những hiệu ứng này đang bắt đầu khuếch trương. Không có dừng lại. Chúng ta sẽ phải sống với điều này trong một khoản thời gian,” ông LaBella nói. “Hạ cánh cứng” Khủng hoảng tiền tệ của Argentina buộc nước này chấp nhận khoản giải cứu 50 tỷ USD của IMF vào tháng Sáu. Sự hỗn loạn thị trường mới nổi đã đẩy đồng peso Argentina xuống mức thấp kỷ lục mới. Nước này phản ứng bằng cách nâng lãi suất trong một cuộc họp bất thường – lên 45% từ mức cực cao 40%. Các nhà phân tích cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đối mặt với vấn đề nghiêm trọng vì mức nợ cao, đồng tiền lao dốc và lạm phát tăng. “Nền kinh tế có nguy cơ hạ cánh cứng,” theo Win Thin, người đứng đầu bộ phận chiến lược tiền tệ thị trường mới nổi tại Brown Brothers. Các nhà quan sát tin rằng ông Erdogan cuối cùng có thể cần có được một cuộc giải cứu từ IMF. Và IMF có khả năng yêu cầu phục hồi sự độc lập của ngân hàng trung ương. “Hỗn loạn trong thị trường cuối cùng có thể buộc ông ta chịu thua IMF,” ông Tin viết. “Thổ Nhĩ Kỳ đơn giản không sẳn sàng (hoặc không thể) tiến bước một mình.” Các nhà đầu tư đang lo lắng tìm kiếm dấu hiệu “lây lan” – bằng chứng những vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ đang lây nhiễm ra toàn thế giới. Các ngân hàng châu Âu với các khoản vay của Thổ Nhĩ Kỳ đã thấy giá cổ phiếu của mình đi xuống. Những thị trường mới nổi dễ bị tổn thương khác như Nam Phi, Mexico và Nga cũng đang chịu cảnh đồng tiền lao dốc. Tuy nhiên, kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ tương đối nhỏ. Kinh tế toàn cầu, do Mỹ dẫn đầu, vẫn khỏe mạnh. Và các thị trường mới nổi nhìn chung có lượng dự trữ có thể dùng để dập đám cháy lan. Điều quan trọng là nhiều quốc gia cũng đã từ bỏ những khoản cố định tiền tệ đã khiến cuộc khủng hoảng tài chính châu Á trầm trọng hơn. Các nhà đầu tư hy vọng như thế sẽ đủ để ngăn cản lần sụp đổ tài chính cuối những năm 1990 lặp lại. “Đó đã là một cú shock rất mạnh,” ông Colas nói về cuộc khủng hoảng châu Á. “Cách thức cuộc khủng hoảng len vào tâm lý thị trường nhanh như thế nào thật khác thường.” Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|