Doanh nghiệp Thứ hai, 21/02/2022, 10:11 GMT+7
Các đối thủ Australia và rào cản Brexit khiến nông dân Vương quốc Anh lao đao

Cuộc trò chuyện tại hội nghị NFU tuần này sẽ sôi động với các mối quan tâm về tài chính, lao động và cạnh tranh

f21 uk

Đổi đồng cỏ lấy khu rừng bê tông, trong tuần này hàng trăm nông dân của Anh sẽ cởi các đôi ủng và đến trung tâm hội nghị ở trung tâm Birmingham tham dự sự kiện thường niên của Liên minh Nông dân Quốc gia (NFU).

Gần 1,500 nhà sản xuất thực phẩm sẽ gặp nhau để thảo luận về "kế hoạch chi tiết cho tương lai" của nông nghiệp Anh, trong bối cảnh biến động lớn nhất trong một thế hệ trong ngành nông nghiệp, sau khi Vương quốc Anh rời EU và đại dịch, và các thảo luận về việc sử dụng đất trong tương lai khi đối mặt với khủng hoảng khí hậu.

Các nông dân khẳng định Covid chỉ làm tăng sự thèm muốn “mua hàng Anh” của người tiêu dùng, đặc biệt vào thời điểm chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn. Nhưng hai năm qua cho thấy không phải lúc nào các nhà sản xuất thực phẩm cũng dễ dàng đưa được sản phẩm của họ từ cánh đồng đến bàn ăn.

Ngành này đang phải vật lộn với tình trạng thiếu công nhân sau Brexit và Covid, khi nhiều công nhân châu Âu đã trở về nước. Tình trạng thiếu nhân công đã khiến trái cây chưa được hái thối rữa trên đồng, và những con lợn khỏe mạnh bị tiêu hủy trong các trang trại vì thiếu nhân viên tại các lò giết mổ. Ước tính có khoảng 35,000 con vật đã bị giết và sẽ  không tiến vào chuỗi thức ăn.

Tất cả điều này đang diễn ra trước khi nông dân cảm nhận được tác động của các thỏa thuận thương mại hậu Brexit của Vương quốc Anh với các quốc gia sản xuất thực phẩm là Australia và New Zealand, với các nhà xuất khẩu về lý thuyết có thể đưa một lượng không giới hạn thịt cừu, thịt bò và sản phẩm sữa đến Vương quốc Anh trong 15 năm.

Đây là những liều thuốc cay đắng đối với một tổ chức ủng hộ việc ở lại EU trước cuộc bỏ phiếu Brexit.

Dù trọng tâm của hội nghị sẽ là tương lai, và cuộc sống sau kế hoạch trợ cấp của EU - chính sách nông nghiệp chung (CAP) và trị giá 3 tỷ bảng một năm cho nông dân Vương quốc Anh - các nhà sản xuất thực phẩm, giống như hầu hết các doanh nghiệp khác, đều mang gánh nặng của chi phí gia tăng. Mối quan tâm cấp bách nhất của hầu hết nông dân là  thức ăn, nhiên liệu và phân bón - tất cả đều tăng giá chóng mặt, khiến nhiều người băn khoăn không biết họ có thể mua được bao nhiêu phân bón cho vụ gieo cấy mùa xuân.

Nông nghiệp chỉ góp một phần rất nhỏ vào sản lượng kinh tế hàng năm của Vương quốc Anh - xấp xỉ 0.5% - nhưng lại là huyết mạch của nhiều cộng đồng nông thôn và lạm phát sẽ là nỗi lo lớn đối với người dân ở một số khu vực là trọng tâm trong tham vọng cải tiến của chính phủ.

Chủ tịch NFU Minette Batters - người đang hướng tới tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba đại diện cho quyền lợi của khoảng 55,000 nông dân Anh và xứ Wales – rất rõ ràng về tầm quan trọng của nông nghiệp đối với việc đảm bảo cung cấp lương thực trong nước và duy trì lối sống nông thôn.

Bà Batters gần đây cho biết bà nghi ngờ liệu vụ các chính trị gia hiện tại có hiểu được tầm quan trọng của nông nghiệp hay không.

Vì vậy, ta có thể được tha thứ khi nghĩ rằng George Eustice, ngoại trưởng phụ trách môi trường, thực phẩm và các vấn đề nông thôn, có thể nhận được sự tiếp đón khá lạnh nhạt từ các nhà sản xuất thực phẩm khi ông phát biểu tại hội nghị. Trong những tháng gần đây, nhiều nông dân đã chỉ trích sự khập khiễng rõ ràng giữa những mô tả tích cực vang dội của ông Eustice về cơ hội cho nông nghiệp Anh và thực tế hiện tại của đời sống nông dân.

Tiếp cận lao động thời vụ vẫn là một vấn đề hóc búa, với việc chính phủ giữ số lượng giấy phép ở mức 30,000 trong năm 2021, chống lại lời kêu gọi tăng đáng kể hạn ngạch từ các nhà sản xuất. Những người trong ngành chỉ trích Defra, bộ của ông Eustice, vì có ít ảnh hưởng trong nội các và cho rằng chính Bộ Nội vụ đã  ra quyết định khi đề ra các con số phân bổ thị thực hậu Brexit cho lao động thời vụ.

Ở xa những cánh đồng, dự kiến những nông dân trong tuần này sẽ đưa ra một số cảnh báo rõ ràng về việc tình trạng thiếu công nhân liên tục sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất lương thực trong nước và việc “lấy lại kiểm soát” có thể khiến người Anh ăn nhiều thực phẩm nhập khẩu hơn như thế nào.

Phong Lữ lược dịch
Theo The Guardian

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1