Nhật Bản hạ GDP quý hai vì chiến tranh thương mại ảnh hưởng đến đầu tư doanh nghiệp |
Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ chậm hơn ước tính ban đầu trong quý hai vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khiến chi tiêu doanh nghiệp giảm đi, tăng áp lực kêu gọi ngân hàng trung ương tăng cường kích thích trong tháng này. Kinh tế toàn cầu yếu kém và chủ nghĩa bảo hộ thương mại làm dấy lên nguy cơ đối với tăng trưởng và gia tăng áp lực mở rộng thêm kích thích kinh tế đối với Ngân hàng Nhật Bản khi ngân hàng họp vào tuần sau. Kinh tế Nhật tăng trưởng 1.3% hàng năm từ tháng Tư đến tháng Sáu, theo số liệu sửa đổi từ Văn phòng Chính phủ, yếu hơn so với báo cáo sơ bộ tăng trưởng hàng năm 1.8% và phù hợp với dự báo trung gian của các nhà kinh tế. Tăng trưởng hàng năm chuyển thành tăng trưởng 0.3% tính theo quý từ tháng Một đến tháng Ba, so với báo cáo sơ bộ tăng 0.4%. “Có khả năng tăng trưởng sẽ chuyển hướng tiêu cực trong quý từ tháng 10 đến tháng 12,” theo Izuru Kato, trưởng kinh tế tại Totan Research. “Nếu lo ngại về tăng trưởng tiêu cực sâu sắc hơn, trong những tháng sắp tới, Ngân hàng Nhật Bản có thể xem xét hạ lãi suất thêm nữa vào vùng âm.” Chi tiêu vốn tăng chỉ 0.2% so với quý trước, thấp hơn nhiều so với tính toán sơ bộ tăng 1.5% và dự báo trung gian tăng 0.7%. Chi phí vốn giảm là do các nhà thống kê chính phủ đưa một khảo sát cung cầu về chi phí vốn vào số liệu GDP sửa đổi, vốn trước đó không có trong các số liệu sơ bộ và cho thấy sự yếu kém trong lĩnh vực này. Stefan Angrick, chuyên gia kinh tế tại Oxford Economics, cho rằng các nhà sản xuất giảm chi tiêu trong quý vì các căng thẳng thương mại Mỹ - Trung lại leo thang. “Dù đầu tư không phải từ các nhà sản xuất, đặt biệt đầu tư có liên quan đến phần mềm, vẫn tăng trưởng mạnh, điều này vẫn chưa đủ để bù cho suy giảm trong chi tiêu của các nhà sản xuất,” ông Angrick nói. Một khảo sát doanh nghiệp lĩnh vực tư nhân công bố tuần trước cho thấy hoạt động sản xuất giảm trong tháng thứ tư liên tiếp vào tháng Tám trong khi các đơn hàng xuất khẩu vẫn giảm trong chín tháng liên tiếp. Tiêu thụ tư nhân, chiếm khoảng 60% GDP, tăng 0.6% so với ba tháng trước, phù hợp với báo cáo sơ bộ. Xuất khẩu ròng – xuất khẩu trừ nhập khẩu - giảm 0.3 điểm phần trăm so với tăng trưởng GDP sửa đổi, cho thấy nền kinh tế đang cảm nhận ảnh hưởng từ việc tăng trưởng toàn cầu suy giảm. Áp lực lên BOJ Triển vọng của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vẫn u ám vì các nguy cơ suy giảm sản xuất ở nước ngoài và trong nước ảnh hưởng đến xuất khẩu. Các nhà phân tích cũng cảnh báo khả năng tiêu dùng nội địa giảm sau khi Nhật Bản tăng thuế doanh thu lên 10% vào tháng sau, có thể ảnh hưởng đến một trong số ít những động lực thúc đẩy tăng trưởng. Một khảo sát riêng từ Văn phòng Chính phủ công bố vào thứ Hai, 9/9, cho thấy triển vọng tiêu thụ khá ảm đạm. Theo khảo sát, chỉ số tâm trạng, đo lường niềm tin doanh nghiệp ở những nhân công như tài xế taxi, nhân viên khách sạn, nhà hàng, cao hơn một ít so với mức thấp hơn ba năm vào tháng Bảy. Chỉ số triển vọng, cho thấy mức tin tưởng vào các điều kiện trong tương lai, đã xuống mức thấp nhất từ tháng 3/2014, tháng trước đợt nâng thuế doanh thu cuối cùng của Nhật vào tháng 4/2014. Trong bối cảnh nguy cơ đối với tăng trưởng, Thống đốc BOJ, ông Haruhiko Kuroda, đã để ngỏ khả năng giảm lãi suất thêm vào vùng âm, trong tuần trước cho biết động thái như thế là một trong những lựa chọn chính sách của ngân hàng. Suy đoán gia tăng về khả năng BOJ có thể nới lỏng chính sách trong tháng này để ngăn đồng yen tăng cao, một triển vọng ngày càng có khả năng xảy ra nếu Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng trung ương châu Âu đưa ra những biện pháp nới lỏng mới. Tăng trưởng được dự kiến sẽ giữ ở mức trong quý này một phần do người tiêu dùng đã mua hàng trước khi thuế tăng vào tháng sau, theo ông Kato của Totan Research. “Nhưng khó có khả năng nhu cầu dồn nén trong quý từ tháng Bảy đến tháng Chín sẽ mạnh như thời điểm trước khi tăng thuế tiêu thụ vào tháng 4/2014,” ông nói. Tiêu dùng là một trong số những điểm sáng của nền kinh tế, vốn tăng trong ba quý liên tiếp dù tốc độ tăng trưởng có chậm lại. Chi tiêu hộ gia đình tăng trong tám tháng liên tiếp vào tháng Bảy, đánh dấu thời kỳ tăng trưởng dài nhất từ khi có số liệu so sánh vào năm 2000. Nhưng điều đó không đủ để bảo vệ lĩnh vực dịch vụ khỏi một đợt suy giảm trong xuất khẩu, làm giảm niềm tin doanh nghiệp và thu hẹp sản xuất. Xuất khẩu của Nhật giảm trong tháng thứ tám vào tháng Bảy, do các chuyến hàng linh kiện ô tô và và thiết bị sản xuất bán dẫn sang Trung Quốc giảm trong khi niềm tin doanh nghiệp chuyển sang tiêu cực lần đầu tiên kể từ tháng 4/2013. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|