Sáu biểu đồ so sánh kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm thứ hai của cuộc chiến thương mại |
Cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tiến vào năm thứ hai trong năm 2019, gây áp lực ngày càng lớn lên cả hai nền kinh tế và khiến tâm lý kinh doanh trên toàn cầu xấu đi. Dưới đây là sáu biểu đồ xem xét hai nền kinh tế hàng đầu thế giới và các thị trường tài chính của hai nước hoạt động như thế nào trong năm 2019 Tăng trưởng kinh tế chậm lại Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội – chỉ số rộng nhất của một nền kinh tế - đều chậm lại ở cả Hoa Kỳ và Trung Quốc trong năm 2019. Tăng trưởng kinh tế ở Hoa Kỳ và Trung Quốc
Các chỉ số cho thấy tỷ lệ % thay đổi trong GDP thực tính theo năm
Nhiều nhà kinh tế dự báo tỷ lệ tăng trưởng ở cả hai nước có thể thu hẹp thậm chí còn nhiều hơn trong năm 2020 vì những xung đột thương mại vẫn tiếp diễn và những thách thức tương ứng trong nước. Điều này sẽ gia tăng áp lực lên nền kinh tế toàn cầu vốn đã mong manh. Khối lượng giao dịch giảm Tổng hàng xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm ở hai nước trong mười tháng đầu năm 2019 so với một năm trước. Điều này diễn ra trong bối cảnh hoạt động thương mại chậm hơn trên toàn thế giới – xu hướng được một số chuyên gia cho rằng đã bắt đầu thậm chí từ trước cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Thương mại Hoa Kỳ, Trung Quốc với thế giới
Tổng thâm hụt thương mại của Mỹ, yếu tố chủ chốt góp phần vào tình trạnh mất cân bằng song phương với Trung Quốc, không đổi nhiều trong năm 2019. Đó là dù tình trạng mất cân bằng thương mại Mỹ - Trung đã giảm từ 344.4 tỷ USD từ tháng Một đến tháng Mười năm 2018 còn 294.5 tỷ USD một năm sau đó, theo số liệu từ Cục Thống Kê Hoa Kỳ. Sản xuất đi xuống Các lĩnh vực sản xuất của Hoa Kỳ và Trung Quốc đều cảm nhận được tình trạng kinh tế toàn cầu đi xuống, và cuộc chiến thương mại giữa hai nước càng làm tình hình tồi tệ hơn. PMI lĩnh vực sản xuất
Chỉ số Giám đốc thu mua sản xuất của Trung Quốc - chỉ số về tình trạng sức khỏe của lĩnh vực này – đều nằm trong vùng thu hẹp trong hầu hết năm 2019. Điều này có nghĩa chỉ số này đã nằm dưới mức 50 điểm. Tại Mỹ, chỉ số sản xuất PMI do Institute for Supply Management thu thập bắt đầu thu hẹp từ tháng Tám. Doanh số bán lẻ ổn định Chi tiêu tiêu dùng ở Hoa Kỳ và Trung Quốc là một trong những điểm sáng trong nền kinh tế của hai nước năm 2019, được hỗ trợ nhờ thị trường lao động ổn định ở cả hai nền kinh tế. Tăng trưởng trong doanh số bán lẻ
Nhưng vẫn có nguy cơ sự lạc quan này có thể không kéo dài. Một số nhà phân tích cảnh báo những khoản thuế bổ sung của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc có thể gây tổn hại cho chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ. Ở Trung Quốc, giá thịt heo tăng có thể khiến người tiêu dùng giảm chi ở những lĩnh vực khác, theo Francis Tan, chiến lược gia dầu tư tại UOB Private Bank, Singapore. Các diễn tiến tiền tệ Một nền kinh tế Mỹ tương đối mạnh và khuynh hướng ngã về các tài sản dự trữ an toàn đã đẩy mạnh nhu cầu đối với đồng tiền xanh, nâng giá trị USD lên trong năm 2019.
Những diễn tiến tiền tệ
Chỉ số USD đo lường đồng tiền xanh so với sáu đồng tiền chính; chỉ số CFETS RMB so sánh nhân dân tệ với 24 đồng tiền
Ngược lại, các nhà chức trách Trung Quốc lại cho phép nhân dân tệ trượt giá trong hầu hết năm 2019. Động thái này khiến tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, nhưng Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng giá trị của nhân dân tệ phù hợp với các yếu tố kinh tế cơ bản của Trung Quốc. Thị trường chứng khoán đi lên Trong các thị trường tài chính, những khoản cắt giảm lãi suất của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ và căng thẳng chiến tranh thương mại giảm đi trong một số giai đoạn nhất định của năm hỗ trợ tâm lý nhà đầu tư và đưa chứng khoán ở Wall Street lên những mức cao mới trong năm dù thu nhập doanh nghiệp khá yếu. Hoạt động thị trường chứng khoán
ƠTrung Quốc, các chứng khoán Trung Quốc được đưa vào những chỉ số toàn cầu chính giúp Chỉ số Shanghai Stock Exchange Composite Index ghi nhận khoản tăng hai con số trong năm 2019. Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|