Thị trường Thứ tư, 15/01/2020, 13:07 GMT+7
Nguồn cung dầu thô châu Á có thể bị gián đoạn nếu các cơ sở dầu Iraq bị xem là mục tiêu tấn công

Các nhà đầu tư đang lo ngại những cuộc tấn công đối với các cơ sở dầu mỏ ở Nam Iraq có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dầu thô vào châu Á.

j15 asia crude

Iraq là nước sản xuất dầu lớn thứ hai trong OPEC, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. OPEC có thể khó lòng thay thế được sản lượng thiếu hụt từ Iraq, theo Henning Gloystein, giám đốc năng lượng và tài nguyên thiên nhiên tại Tập đoàn tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group.

Cơ sở phía nam hiện nằm trong trung tâm rủi ro địa chính trị tại thời điểm này, ông đề cập đến các cơ sở dầu ở Iraq tại tỉnh miền nam Basra. Đây là nơi thị trường dầu lo ngại sẽ xảy ra một cuộc đối đầu bởi nếu bị tấn công, thị trường sẽ gặp rắc rối, đặc biệt ở châu Á.

Basra, gần cảng Umm Qasr, chiếm gần 85% sản lượng dầu thô của Iraq, theo Associated Press.

Căng thẳng ở Trung Đông tăng vọt sau khi Iran phóng hơn mười tên lửa đạn đạo vào các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Iraq. Đây là hành động trả thù đáp trả việc Hoa Kỳ sát hại tướng Iran, Qasem Soleimani. Các cuộc tấn công không phá hủy cơ sở hạ tầng năng lượng chính có thể đã làm gián đoạn nguồn cung dầu thô toàn cầu.

Giá dầu ban đầu tăng hơn 4% khi có tin về vụ tấn công tên lửa, nhưng sau đó giảm gần 5% khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ áp đặt lệnh trừng phạt đối với Tehran thay vì một cuộc tấn công quân sự khác như một số nhà đầu tư lo ngại. Nhưng tình hình vẫn không ổn định và khả năng xảy ra những cuộc đình công trên các tàu chở dầu hoặc tại các cơ sở dầu mỏ trong khu vực.

Một số quốc gia lớn ở châu Á lớn - như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ - phụ thuộc vào dầu ở Trung Đông. Nhật Bản và Hàn Quốc có trữ lượng xăng dầu chiến lược lớn, và Trung Quốc đang xây dựng kho dự trữ của mình. Mối quan ngại lớn nhất có lẽ sẽ là Ấn Độ, theo ông Gloystein, khi đề cập đến khả năng gián đoạn nguồn cung.

Ấn Độ chiếm khoảng 40% dầu từ Trung Đông và 20% từ Iraq, và họ chuyển sang Iraq khi không thể mua dầu từ Iran và Venezuela vì các cấm vận của Hoa Kỳ. Vì vậy, họ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng địa chính trị và trò chơi mà họ không có vai trò nào trong đó, ông nói thêm.

Lượng dầu dồi dào

Tuy nhiên, hiện tại có rất nhiều dầu trên thị trường, một phần là do sản xuất dầu gia tăng Hoa Kỳ, ông Gloystein nói.

“Hiện Hoa Kỳ đang sản xuất khoảng 13 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, ông nói. khả năng sản xuất của Hoa Kỳ có thể tăng đến 14 triệu thùng mỗi ngày vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2021, ông nói thêm.

Gloystein đề cập những cuộc tấn công vào hai cơ sở dầu của Saudi Aramco năm ngoái, buộc Saudi Arabia, nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC, phải dừng một nửa tổng sản lượng dầu. Hậu quả tức thời của những cuộc tấn công này là giá dầu tăng mạnh, nhưng chúng đã giảm trở lại và không “lên được đến $100, ông nói.

Hiện tại, có rất nhiều dầu trên thị trường đến nổi một sự gián đoạn nguồn cung, hoặc thậm chí là một loạt những gián đoạn nhỏ ở Trung Đông, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến thế giới như cách đây năm hay mười năm,” Ông Gloystein nói. Đó không chỉ do dầu đá phiến của Mỹ mà còn do sản xuất ở Brazil đã tăng. Cả Biển Bắc, cả Na Uy, gần đây vẫn bình ổn, hiện đang tăng sản lượng trong năm nay.

Do nguồn cung tăng mạnh, tăng trưởng nhu cầu cũng chậm lại - từ khoảng 3% một năm ba năm trước hiện còn khoảng 1% đến 1,5%, ông nói thêm.

Vào sáng thứ Sáu, 10/1, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giao dịch giảm 0.3% còn 59.38/thùng. Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu cũng giảm 0.29% còn $65.18 lúc 10:40 a.m. HK/SIN.

Trường Sơn lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1