Khủng hoảng khí hậu gia tăng đe dọa hơn một nửa GDP thế giới |
Theo một báo cáo mới, hơn một nửa GDP thế giới đang gặp rủi ro vì những mất mát từ thiên nhiên. Báo cáo được đưa ra sau khoảng thời gian 12 tháng được ghi nhận là năm nóng nhất trên các đại dương thế giới, năm nóng thứ hai đối với nhiệt độ trung bình toàn cầu và các vụ cháy rừng từ Hoa Kỳ, đến Amazon, đến Australia. Báo cáo do WEF phối hợp với PwC UK thực hiện nhận thấy 44 nghìn tỷ USD giá trị kinh tế - hơn một nửa GDP của thế giới – “ít nhiều phụ thuộc vào tự nhiên và các lợi ích từ tự nhiên, do đó chịu rủi ro vì những mất mát từ tự nhiên.” Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến Davos, Thụy Sĩ tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vào thứ Hai, 20/1. Cuộc họp vào tháng Một hàng năm sẽ tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu đang gia tăng. An ninh kinh tế Xây dựng (4 nghìn tỷ USD), nông nghiệp (2.5 nghìn tỷ USD) và thực phẩm và đồ uống (1.4 nghìn tỷ USD) là ba ngành công nghiệp lớn nhất phụ thuộc nhiều nhất vào tự nhiên. Tính chung, báo cáo ước tính, giá trị của chúng gần gấp đôi quy mô của nền kinh tế Đức. Những ngành này được cho là dựa vào khai thác trực tiếp tài nguyên từ rừng và đại dương hoặc nhận được lợi ích từ hệ sinh thái như đất đai màu mỡ, nước sạch, sự thụ phấn và khí hậu ổn định. Điều đó có nghĩa là khi thiên nhiên mất khả năng mang đến những lợi ích như thế, những ngành này có thể bị “gián đoạn đáng kể.” Những ngành phụ thuộc “rất nhiều” vào tự nhiên, tạo ra 15% GDP toàn cầu (13 nghìn tỷ USD), trong khi những ngành “phụ thuộc vừa phải” tạo ra 37% (31 nghìn tỷ USD). “Chúng ta cần thiết lập lại mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên,” ông Domin Dominic Waughray, giám đốc điều hành tại WEF, nói trong báo cáo. “Tổn thất đối với thiên nhiên từ hoạt động kinh tế không còn được xem là “yếu tố bên ngoài.” Báo cáo cho thấy mức độ ảnh hưởng vì những mất mát tự nhiên là rất thật đối với tất cả các lĩnh vực kinh doanh cũng như là rủi ro khẩn cấp và phi tuyến tính đối với an ninh kinh tế trong tương lai chung của tất chúng ta.” “Chúng ta đang trong tình thế rất khó khăn” Chủ đề của diễn đàn năm nay, thường bị chỉ trích không liên quan với thế giới thực, là “Các bên liên quan cho một thế giới gắn kết và bền vững.” WEF cho biết họ nhằm mục tiêu hỗ trợ các chính phủ và tổ chức quốc tế theo dõi tiến trình hướng tới Thỏa thuận Paris và các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững của Liên Hợp Quốc. Liên Hợp Quốc đã công nhận biến đổi khí hậu là “vấn đề cực kỳ quan trọng của thời đại chúng ta,” với báo cáo gần đây gọi cuộc khủng hoảng này “là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển bền vững.” Alan Jope, Giám đốc điều hành của Unilever, nói “rất cần báo cáo cho thấy chúng ta đang trong tình thế rất khó khăn.” “Các lãnh đạo doanh nghiệp và chính phủ vẫn có thời gian hành động dựa trên những phát hiện của Báo Cáo Kinh Tế Tự Nhiên Mới. Nếu chúng ta làm việc cùng nhau, COP15 và COP26 có thể tạo ra các cam kết chúng ta cần để đưa hành tinh từ phòng cấp cứu sang phòng phục hồi,” ông Jope nói. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|