Suy thoái do virus ở Trung Quốc sẽ lan truyền khắp châu Á như thế nào |
Mỗi quốc gia trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng - theo những cách khác nhau Các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Á đang vật lộn với câu hỏi lớn: tác động của tình trạng suy thoái do virus corona của Trung Quốc sẽ như thế nào đối với nền kinh tế của đất nước họ? Hãy nhìn vào Trung Quốc, kinh tế nước này hiện chiếm 16% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu - lớn gấp bốn lần so với năm 2003, khi dịch SARS đạt đỉnh. Nhu cầu than và dầu Trung Quốc làm nền tảng cho giá toàn cầu, trong khi năm 2018 có 150 triệu khách du lịch Trung Quốc đi du lịch nước ngoài. Quốc gia rộng lớn này vẫn là trung tâm sản xuất của thế giới. "Không nên đánh giá thấp" hiệu ứng lan tỏa này, theo Rob Subbaraman, người đứng đầu bộ phận kinh tế thị trường mới nổi toàn cầu tại Nomura. "Tâm chấn của COVID-19 rõ ràng là Trung Quốc và kinh tế Trung Quốc đóng vai trò quan trọng hơn nhiều đối với thế giới so với trước đây." Tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2020 có thể giảm tới 0.5 điểm phần trăm, theo Văn Phòng Nghiên Cứu Kinh Tế Vĩ Mô ASEAN + 3, cố vấn chính sách cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cùng với Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tổ chức nghiên cứu này ước tính GDP của Trung Quốc bị ảnh hưởng sẽ khiến tăng trưởng giảm 0.2 điểm ở 13 quốc gia này. Đó là tin tức không mong muốn đối với các nhà hoạch định chính sách đang đối mặt với những rắc rối kinh tế của chính họ, nhưng tác động sẽ không như nhau bởi những quốc gia phụ thuộc vào lượng lớn khách du lịch Trung Quốc được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Dưới đây là ảnh hưởng kinh tế tiềm năng đối với một số quốc gia trên khắp châu Á: Nhật Bản Nền kinh tế lớn thứ hai châu Á đã có đợt suy giảm lớn nhất trong năm năm trong quý 4/ 2019 sau đợt tăng thuế doanh thu và một cơn bão tàn khốc. Bùng phát virus hiện đang đe dọa nhấn chìm Nhật Bản vào một cuộc suy thoái kỹ thuật. Du lịch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề vì Nhật Bản này là điểm đến phổ biến của khách du lịch Trung Quốc, dù các nhà kinh tế của Citigroup cho rằng mức độ ảnh hưởng kinh tế do xuất khẩu hàng hóa giảm vì Trung Quốc suy thoái hơn nữa có thể là "lớn bất ngờ". Khi các trường hợp nhiễm virus corona tại Nhật tăng lên từng ngày, Naohiko Baba, trưởng kinh tế Nhật Bản tại Goldman Sachs, lưu ý "rủi ro lớn hơn là tiêu dùng trong nước, đặc biệt là hiệu ứng lan truyền tiêu cực đối với các chi tiêu tùy ý, không khẩn cấp, như các dịch vụ." Ngân hàng đầu tư hiện dự báo GDP của Nhật sẽ giảm 0.3% trong năm 2020. Mức độ dễ bị tổn thương trước virus coron mới Chỉ số Rủi ro kinh tế ( càng cao càng rủi ro càng nhiều)
(Tính toán bằng cách đưa vào một số yếu tố như số du khách Trung Quốc, xuất khẩu, nhập khẩu) Hàn Quốc Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Hàn Quốc năm ngoái tăng trưởng ở mức 2%, chậm nhất trong một thập kỷ. Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc giảm đi khiến ngân hàng trung ương của nước này dự báo tăng trưởng sẽ đạt 2.3% và hai hãng sản xuất chip lớn nhất của Hàn Quốc - Samsung Electronics và SK Hynix - cũng đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên dịch bệnh bùng phát ngăn trở kịch bản phục hồi này. Hàn Quốc là mắc xích chính trong chuỗi cung ứng toàn cầu và Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại quan trọng của nước này. Điều này khiến Citi điều chỉnh giảm dự báo GDP của nước này năm 2020 xuống còn 2%. Nguy cơ kinh tế chưa rõ của vụ dịch đã khiến Tổng thống Moon Jae-in tuyên bố đất nước đang trong tình trạng khẩn cấp, cần "tất cả các biện pháp có thể" để hỗ trợ nền kinh tế. Đài Loan Đài Loan, nước được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại, cũng liên kết chặt chẽ với Trung Quốc thông qua chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu, phụ thuộc vào đại lục để nhập khẩu các sản phẩm trung gian. Khi dự đoán sản xuất giảm, chính phủ Đài Loan đã hạ dự báo tăng trưởng năm 2020 xuống còn 2.37% so với dự báo 2.72% trong tháng 11. Tuy nhiên, các nhà kinh tế khá lạc quan. Các nhà phân tích của JPMorgan dự báo các điều kiện nhu cầu bên ngoài sẽ tăng trong quý hai và xu hướng đưa sản xuất từ đại lục trở lại Đài Loan của các nhà sản xuất sẽ tiếp tục. Hong Kong Nhiều tháng bất ổn chính trị và chiến tranh thương mại đã đẩy kinh tế Hong Kong vào suy thoái. Hiện tại, virus và vai trò là cửa ngõ kinh tế của đại lục đã khiến Hong Kong trở thành "nền kinh tế dễ bị tổn thương nhất ở khu vực châu Á không tính đến Nhật Bản" trước virus corona, theo Sonal Varma, trưởng bộ phận kinh tế Ấn Độ và châu Á không tính Nhật Bản tại Nomura. Vị trí địa lý của Hong Kong với Trung Quốc và sự phụ thuộc vào du khách đại lục khiến Hong Kong có nguy cơ lây nhiễm virus cao. Gần một nửa hàng xuất khẩu đi qua biên giới, và lĩnh vực dịch vụ sôi động - chiếm khoảng 29% GDP - khiến Hong Kong dễ bị tổn thương khi nhu cầu giảm do dịch bệnh hạn chế các cuộc tụ họp công cộng, theo Varma. Adrienne Lui, một nhà kinh tế tại Citi, cho biết ngân hàng đã hạ dự báo tăng trưởng do dịch bệnh bùng phát xuống mức giảm 1.1% tính theo năm so với tăng trưởng 0.7%. Các nhà phân tích khác vẽ ra một bức tranh ảm đạm hơn nếu thời gian phong tỏa do virus kéo dài hơn. Tăng trưởng GDP hàng năm của năm nền kinh tế lớn thuộc Đông Nam Á
Thailand Với người Trung Quốc chiếm 30% tổng số khách du lịch đến Thailand, ngành du lịch nước này rất có thể bị ảnh hưởng nặng nhất từ vụ dịch. Xuất khẩu của Thailand sang Trung Quốc, chiếm hơn 5% GDP, cũng sẽ giảm. "Các nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa sẽ gây gián đoạn đối với những công ty Thái lấy sản phẩm trung gian từ Trung Quốc", theo Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cao cấp châu Á tại Capital Economics. Ông nói thêm dệt may, ô tô và điện tử là những ngành phải đối mặt với gián đoạn nhiều nhất. Tăng trưởng của đất nước đã có trong năm 2019 do đồng tiền mạnh và suy thoái toàn cầu, khiến ngân hàng trung ương hạ lãi suất cơ bản xuống 1% trong tháng này. Văn phòng của Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Thailand dự kiến virus sẽ đẩy tăng trưởng của nước này xuống còn 1.5% trong năm nay - nếu dịch bệnh kéo dài đến hết tháng Sáu – so với 2.4% vào năm ngoái. Singapore Trung tâm vận chuyển, hàng không và hậu cần khu vực xem Trung Quốc là thị trường trọng điểm cho xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của mình. Điều này khiến Singapore trở thành một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất ở châu Á trước sự suy thoái của Trung Quốc. Bị vùi dập bởi cuộc chiến thương mại, GDP của Singapore năm ngoái tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 2009. Các nhà kinh tế tại Nomura cho biết nền kinh tế sẽ giảm mạnh trong quý một do khách du lịch giảm – 18.9% du khách đến từ Trung Quốc - và tâm trạng tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước nói chung. Chính phủ trong tuần này đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2020 xuống từ -0.5% đến 1.5% trong năm nay so với 0.5% -2.5%. Đất nước này đã dành 5.6 tỷ dollar Singapore (4 tỷ USD) giúp các doanh nghiệp và hộ gia đình như một phần ngân sách trong năm nay, và sẽ chi thêm 800 triệu dollar Singapore để chống lại dịch bệnh. Việt Nam Với việc Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, Bộ kế hoạch của Việt Nam gần đây đã thúc đẩy chính phủ đưa ra gói kích thích trong tháng này nhằm giữ tăng trưởng quốc gia gần với mục tiêu 6.8% trong năm nay. Bộ cho biết nếu dịch bệnh được kiểm soát trong quý một, tăng trưởng trong năm nay sẽ là 6.25%, nhưng nếu tiếp tục kéo dài thêm một quý nữa, tăng trưởng có thể giảm xuống dưới 6%. Tuy nhiên, các nhà kinh tế tại Citi cho rằng tăng trưởng có thể giảm dưới 4% trong quý này và hạ dự báo hàng năm xuống còn 6.2%. Khoảng 30 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Đông Nam Á mỗi năm
Malaysia Vào giữa tháng Hai bà Yunus cho rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng trong năm do số lượng khách du lịch và chi tiêu cho khách sạn, bán lẻ, vận chuyển và nhà hàng thấp hơn. Nhu cầu chậm hơn và gián đoạn sản xuất ở Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu hàng hóa, bà nói thêm. "Nhà máy ở Trung Quốc đóng cửa có thể đã gây gián đoạn đáng kể cho sản xuất khi các công ty gặp phải tình trạng thiếu nguồn cung các linh kiện do Trung Quốc sản xuất", theo Alex Holmes, nhà kinh tế châu Á tại Capital Economics. Ông dự đoán tăng trưởng sẽ giảm còn 1.5% trong quý một - lớn hơn nhiều so với ảnh hưởng từ dịch SARS. Philippines Các nhà kinh tế tại Nomura cho rằng dịch bệnh sẽ ảnh hưởng đến Philippines thông qua lĩnh vực du lịch và các dịch vụ liên quan. Khách du lịch Trung Quốc chiếm 22.1% tổng lượng khách quốc tế, so với chỉ 4.1% trong năm 2005. Nhưng với tình trạng suy thoái đã được dự báo, ngân hàng đã giảm dự báo tăng trưởng trong năm nay từ 6.7% xuống còn 6.4%. Ngân hàng trung ương đã hành động trong tháng này nhằm củng cố nền kinh tế khi giảm 25 điểm cơ bản còn 3.75%, lần giảm đầu tiên kể từ tháng Chín. "Virus corona mới lây lan năm 2019 có thể có tác động xấu đến hoạt động kinh tế và tâm lý thị trường trong những tháng tới", theo Benjamin Diokno, thống đốc ngân hàng trung ương. Indonesia Hầu như không bị ảnh hưởng bởi các vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu liên quan đến Trung Quốc, Indonesia dường như được tách khỏi dịch bệnh. Trước sự ngạc nhiên của nhiều người - với lượng lớn khách du lịch Trung Quốc đến nghỉ mát ở đảo Bali - quốc gia này vẫn chưa xác nhận một trường hợp nào về virus corona. Nhưng lệnh cấm các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc đại lục nghĩa là ngành du lịch của nước này đã bị ảnh hưởng đáng kể. "Tăng trưởng chậm hơn ở Trung Quốc cùng với giá hàng hóa thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Indonesia," theo các nhà kinh tế tại Nomura. Ngân hàng Indonesia, ngân hàng trung ương, vào thứ Năm, lần đầu tiên hạ lãi suất cơ bản trong bốn tháng xuống còn 4.75%. Trong khi Thống đốc Perry Warjiyo vẫn lạc quan tác động kinh tế sẽ ngắn và sẽ phục hồi theo hình chữ V, ngân hàng đã hạ dự báo trong năm nay từ 5.1% - 5.5% xuống còn 5% - 5.4%. Ấn Độ Ấn Độ đã tương đối được bảo vệ khỏi tác động từ virus coronavà tình trạng suy thoái của Trung Quốc. Các nhà kinh tế tại Nomura cho rằng Ấn Độ không phải là một phần của chuỗi giá trị toàn cầu tập trung quanh Trung Quốc, với chỉ 5.3% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này sang Trung Quốc. Người Trung Quốc cũng chỉ chiếm 2.7% tổng số du khách. Tuy nhiên, hãng phân tích CRISIL có trụ sở ở Ấn Độ lưu ý đối với các nhà nhập khẩu Ấn Độ, " gián đoạn nguồn cung trong các phân khúc chính là mối đe dọa lớn nhất", với các mặt hàng tiêu dùng, điện tử, pin mặt trời bị ảnh hưởng nặng nề nhất do những ngành này phụ thuộc vào các lô hàng từ Trung Quốc. Đây là diễn tiến không mong muốn ở một quốc gia nơi nhu cầu người tiêu dùng vốn đã ảm đạm và tăng trưởng giảm tốc nhanh chóng trong hai năm qua. Theo Moody, họ đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho Ấn Độ từ 6.6% còn 5.4% cho năm 2020, và cho biết những điều chỉnh này phản ánh "những thách thức trong nước, hơn là các yếu tố bên ngoài." Khánh Lâm lược dịch
Theo Asian Nikkei Review
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|