Một cuộc suy thoái toàn cầu 'ngắn, mạnh' bắt đầu có vẻ như không thể tránh khỏi |
Virus corona bùng phát gây ra nỗi sợ hãi cực độ trên thị trường tài chính khi các nhà đầu tư đối mặt với một thực tế đáng lo ngại: một đại dịch, chưa từng có trong thời hiện đại, có thể đẩy thế giới rơi vào suy thoái. Quyết định của Italy đặt phần lớn miền bắc thịnh vượng của mình - bao gồm cả thủ phủ tài chính, Milan - vào tình trạng bán phong tỏa, cùng với dịch bệnh bùng phát leo thang ở Hoa Kỳ và giá dầu lao dốc, buộc các nhà kinh tế phải đánh giá lại các dự đoán về cách thức virus sẽ tác động đến tăng trưởng. Đối với nhiều người, suy giảm trong quý một và quý hai năm 2020 dường như ngày càng có khả năng. Joachim Fels, cố vấn kinh tế toàn cầu tại PIMCO, nói với khách hàng vào Chủ nhật rằng giờ đây ông thấy "khả năng suy thoái rõ rệt" ở Hoa Kỳ và Châu Âu trong nửa đầu năm, sau đó là sự phục hồi trong nửa cuối năm. Theo ông, Nhật Bản "rất có khả năng đã suy thoái." "Theo quan điểm của chúng tôi, điều tồi tệ nhất đối với nền kinh tế sẽ đến trong vài tháng tới," ông Fels nói. Điều gì có thể kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu? Đại dịch càng kéo dài và những nỗ lực ngăn chặn càng quyết liệt, các ảnh hưởng sẽ càng sâu sắc đối với kinh tế toàn cầu. Ngay bây giờ, tình hình rất bất ổn. (CNN đang gọi đợt bùng phát virus corona mới là đại dịch vì virus đã ảnh hưởng đến số lượng lớn người và lây lan tất cả trừ một lục địa, và vì một số nơi đang xảy ra tình trạng lây lan trong cộng đồng.) "Thời gian và mức độ sâu sắc của tình trạng suy giảm kinh tế toàn cầu phụ thuộc quan trọng nhất vào việc các quan chức y tế có thể làm chậm sự lây lan của virus thông qua tăng cường kiểm tra, hạn chế tụ tập đông người và cách ly những người nhiễm bệnh cũng như ai có liên hệ hay không," theo Jan Hatzius, trưởng kinh tế tại Goldman Sachs. Tại Trung Quốc, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt bùng phát, hoạt động kinh tế giảm mạnh trong tháng Hai, khiến kinh tế nước này lần đầu tiên suy giảm kể từ những năm 1970. Điều này đã lan tỏa trên khắp nền kinh tế toàn cầu. Nhưng khi số ca nhiễm virus toàn cầu tăng lên trên 100,000 và các chính phủ bên ngoài Trung Quốc công bố nhiều biện pháp hạn chế hơn, các nhà kinh tế đã bắt đầu cân nhắc đến cú đấm nghiêm trọng hơn đối với kinh tế toàn cầu. Mỗi ngày trôi qua, khả năng này càng tăng lên. Neil Shear, trưởng kinh tế nhóm tại Capital Economics, một hãng nghiên cứu, cho biết ông nhận thấy "một cuộc suy thoái mạnh nhưng có lẽ ngắn" là kịch bản tồi tệ nhất hiện nay. Điều đó có thể thay đổi nhanh chóng. "Khi virus lây lan, có nhiều khả năng kịch bản 'trường hợp xấu nhất' nhanh chóng trở thành kịch bản có khả năng nhất", ông nói trong một lưu ý nghiên cứu. Trưởng kinh tế của Morgan Stanley, Chetan Ahya, cho biết ngân hàng đầu tư cho rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ chịu một "cú shock khá lớn" trong nửa đầu năm 2020. Morgan Stanley dự báo tăng trưởng GDP sẽ giảm còn 2.3% trước khi phục hồi lên 3.1% trong sáu tháng sau đó, nhờ các kích thích từ chính phủ và ngân hàng trung ương. Nhưng ông Ahya cảnh báo nếu dịch bệnh bùng phát ngày càng lan rộng, kéo dài quá tháng Tư và gây tổn thương cho các công ty nhiều hơn dự kiến trước đây, kinh tế toàn cầu sẽ bước vào suy thoái. Trong trường hợp này, Hoa Kỳ, Châu Âu và Nhật Bản sẽ đều trải qua thời kỳ suy thoái, hoặc hai quý suy giảm liên tiếp. Không có gì giống năm 2008 Tin tốt? Một cuộc suy thoái do virus corona gây ra sẽ rất khác so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, theo ông Shashing. Cái gọi là Cuộc Đại suy thoái có đặc trưng là sự phục hồi chậm rãi khi các hộ gia đình và ngân hàng dần trở lại đúng hướng. Trong khi đó, suy thoái vì virus corona được dự kiến sẽ phục hồi nhanh chóng một khi đợt bùng phát được kiểm soát. "Triển vọng không chắc chắn một cách bất thường nhưng theo chúng tôi trong giai đoạn này đây rất có thể là một cú shock ngắn, mạnh," ông Shashing nói. Nhưng trong một môi trường thay đổi nhanh chóng điều đó đa phần sẽ phụ thuộc vào những phản ứng chính sách sắp tới và thật khó để nói chắc chắn. Các ngân hàng trung ương cũng có ít đạn dược để triển khai hơn so với năm 2008. Điều này có thể ảnh hưởng đến tốc độ nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng bình thường. Lãi suất ở châu Âu và Nhật Bản đều trong vùng tiêu cực trước mối đe dọa từ virus corona. Đã giảm lãi suất xuống một nửa điểm phần trăm trong một biện pháp khẩn cấp vào tuần trước, Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ cũng có ít không gian để hành động. Liệu các ngân hàng trung ương có được những công cụ phù hợp để giảm bớt tổn thất trong trường hợp này hay không cũng đang được tranh luận. "Các ngân hàng trung ương có thể hạ giá tín dụng và đảm bảo thanh khoản dồi dào, nhưng điều đó sẽ không giúp hộ gia đình hay công ty đối mặt với vấn đề dòng tiền", theo Ethan Harris, nhà kinh tế toàn cầu tại Bank of America. Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|