Thị trường Thứ tư, 18/03/2020, 13:55 GMT+7
Những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc chiến giá dầu

Giá dầu gần đây lao dốc khiến ngành dầu đá phiến của Mỹ, vốn đã bị tàn phá về tài chính, nhận được nhiều chú ý trong tuần qua, nhưng thị trường suy thoái cũng sẽ gây lỗ hỏng trong ngân sách của các nước sản xuất dầu.

m18 war

Ở cấp độ công ty, áp lực đang gia tăng nhanh chóng. Cắt giảm chi tiêu được thực hiện ngay lập tức, nhưng tín dụng của ngành dầu khí lại đang căng thẳng. S&P cho biết họ đang xem xét xếp hạng tín dụng của ngành năng lượng. “Chúng tôi sẽ không kiên nhẫn như trước đó,” theo Michael Grande, giám đốc cấp cao tại S&P Global, nói về đợt suy thoái cách đây năm năm. S&P cho rằng Devon Energy và Hess Corp, chẳng hạn, có thể mất vị trí cổ phiếu cấp đầu tư.

Trong khi đó, khoảng 110 tỷ USD trái phiếu năng lượng được các công ty Hoa Kỳ bán ra đã rơi vào cảnh gian nan. Trái phiếu năng lượng rác có thể chịu nhiều lần hạ cấp, theo Thomas Thomas Watters, giám đốc điều hành tại S&P Global.

Đồng thời, phần lớn sản lượng dầu thế giới do các công ty dầu khí quốc gia khai thác. Chính phủ những nước này phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu cho ngân sách của mình.

Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng một làn sóng hạ cấp trái phiếu chính phủ có thể sắp diễn ra nếu giá dầu vẫn ở mức thấp. “Những quốc gia dễ bị tổn thương vì tác động bên ngoài và có tỷ giá hối đoái cố định tất nhiên đặt biệt dễ bị tổn thương, theo Jan Friederich, nhà phân tích trái phiếu chính phủ khu vực Trung Đông và Châu Phi.

Nga đã tuyên bố họ có thể chịu được giá dầu trong khoảng từ $25 đến $30 mỗi thùng trong vòng sáu đến mười năm. Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Alexanderak còn đi xa hơn, tuyên bố các công ty dầu khí của Nga sẽ vẫn cạnh tranh với bất kỳ mức giá dự báo nào. Nga có một vài lợi thế, chẳng hạn, tỷ giá hối đoái linh hoạt cho phép các công ty dầu mỏ thu được dollar nhưng chỉ phải trả chi phí bằng đồng ruble. Giá dầu giảm có xu hướng được bù đắp phần nào nhờ đồng nội tệ yếu hơn.

Trong bối cảnh đó, Saudi Arabia lại kém linh hoạt hơn, cần phải bỏ ra ngoại hối để củng cố tỷ giá hối đoái cố định. Chính phủ Saudi có thể làm điều đó trong một thời gian dài, nhưng không phải là mãi mãi. Ngoài ra, dù Saudi Arabia có chi phí sản xuất dầu thấp nhất hành tinh, ngân sách cần giá dầu ở các mức giữa $80/thùng để hòa vốn. Riyadh rõ ràng tin rằng họ có thể loại bỏ những nhà sản xuất với chi phí cao trước khi áp lực tài chính đối với chính họ trở nên quá lớn.

Nhưng những nước sản xuất dầu nhỏ hơn với tỷ giá hối đoái cố định có thể gặp nhiều rắc rối hơn. Nigeria, chẳng hạn, không giàu có như Saudi Arabia. Họ cũng phải bảo vệ tỷ giá hối đoái cố định, và trong đợt suy thoái thị trường vừa qua (2014-2016), chính phủ đã áp đặt các biện pháp kiểm soát tiền tệ nhằm ngăn dòng dollar chảy đi. Hiện tại, chỉ một tuần sau khi liên minh OPEC + sụp đổ, đã có dấu hiệu thiếu dollar ở Nigeria.

Theo Fitch, cũng có những quốc gia khác chịu rủi ro, gồm Iraq, Oman, Angola, Suriname và Gabon. Không nước nào trong số các quốc gia khu vực Vịnh Arab có thể cân bằng ngân sách với dầu ở mức $40 USD/thùng hoặc thấp hơn, theo S&P và Reuters.

Pemex của Mexico có thể phần nào tự bảo vệ mình, nhưng công ty dầu khí nhà nước này đã đứng trước nguy cơ bị hạ xếp hạng tín dụng trong một thời gian khá lâu. Năm ngoái, Fitch đã đưa Pemex vào vùng cổ phiếu không sinh lợi, nhưng việc hạ cấp thêm sẽ khiến dòng vốn chảy đi nhiều hơn. Mexico cũng có một thực tế đáng buồn là kinh tế phụ thuộc vào Hoa Kỳ, nơi sắp tiến vào tình trạng đóng băng sâu với lệnh cách ly hàng loạt do virus corona.

Canada có nền kinh tế đa dạng hơn, nhưng vẫn phải đối mặt với suy thoái kinh tế vì giá dầu lao dốc. Chính quyền tỉnh bang Alberta có thể quay trở lại với việc cắt giảm sản lượng bắt buộc để đảm bảo mức giá sống được” cho ngành, theo Jason Kenny, người đứng đầu bangl Alberta. Thật không may, chúng tôi dự kiến sẽ có một số thông báo sa thải trong hai đến ba tuần tới,” ông Jason Kenneynói. Thủ tướng Canada, đã được được cách ly vì vợ ông xét nghiệm dương tính với virus corona, cho biết vào thứ Sáu ông sẽ sớm đưa ra gói kích thích kinh tế.

Và, tất nhiên, chính Hoa Kỳ cũng là một nước sản xuất dầu lớn, ngay cả khi dầu chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều trong nền kinh tế so với các nước khác. Một cuộc suy thoái đối với kinh tế Hoa Kỳ có vẻ rất hợp lý.

Cuối cùng, tình trạng bán phá giá dầu càng kéo dài, các quốc gia sản xuất dầu càng thấy mình trong tình cảnh nguy hiểm.

Các nhà đầu tư đã bán tháo 41 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu thị trường mới nổi từ cuối tháng Một khi virus corona bắt đầu diễn tiến tồi tệ hơn. Bán tháo dầu sẽ kết hợp với việc dòng vốn chảy đi. Đây là số lượng rất lớn,” theo Keith Robin Brooks, trưởng kinh tế tại Viện Tài chính Quốc tế. Điều này có nghĩa điều kiện tài chính cho các thị trường mới nổi sẽ có thêm một đợt thắt chặt lớn nữa, bởi đó là bản chất của việc vốn chảy đi, một dừng đột ngột.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Oilprice

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1