Thị trường Thứ sáu, 13/03/2020, 13:16 GMT+7
Đình lạm: 'Thảm họa' kinh tế vì virus corona

Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ đã giảm lãi suất xuống thêm nửa điểm để chống lại khả năng suy giảm kinh tế do virus corona.

m13 stagflation

Thị trường đang định giá 100% khả năng có một đợt giảm lãi suất khác tại cuộc họp tiếp theo của Fed ngày 18/3, với phần lớn các nhà đầu tư kỳ vọng khoản giảm 3/4 điểm phần trăm, xuống chỉ còn 0.25% đến 0.5%.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Fed phải đồng thời đối mặt với những lo ngại về suy thoái kinh tế và áp lực lạm phát gia tăng?

Khả năng lạm phát thấp do giá dầu thô giảm mạnh cũng như thị trường chứng khoán và lãi suất trái phiếu dài hạn.

Nhưng mối đe dọa đình lạm - thuật ngữ dùng mô tả suy giảm kinh tế kết hợp với với giá cả tăng - là có thật.

Đối với những ai không quen thuộc với thuật ngữ này, đình phát là vấn đề lớn đối với kinh tế Mỹ trong những năm 1970, khi xảy một cú shock dầu và giá xăng tăng. Fed đã chọn cách chiến đấu mạnh mẽ hơn với lạm phát, tăng lãi suất lên tới 20% năm 1981.

"Đình phát sẽ là một thảm họa. Mọi người đang xem đây là mối đe dọa cũ từ những năm 70 sẽ không xảy ra lần nữa, nhưng ta có thể thấy nó quay trở lại", theo Nancy Davis, giám đốc đầu tư của Quadratic Capital Management và quản lý danh mục đầu tư của Quadratic Interest Rate Volatility and Inflation Hedge ETF.

Cú shock nguồn cung có thể khiến giá cao hơn

Davis cho biết bà lo lắng giá tiêu dùng sẽ tăng vọt do gián đoạn chuỗi cung ứng ở Trung Quốc vì đợt bùng phát virus corona.

tăng trưởng tiền lương vẫn tương đối chậm, chỉ 3% hàng năm theo báo cáo việc làm mới nhất, các công ty Mỹ có thể cần tăng lương để thu hút nhiều lao động hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực bán lẻ, thực phẩm và các dịch vụ khác, những lĩnh vực nhân viên có thể lo sợ họ có khả năng nhiễm virus corona nhiều hơn.

"Nếu bạn là một nhân viên tại Walmart và bạn quyết định sẽ ở nhà do lo lắng về virus corona, có thể có áp lực phải tăng lương," Davis nói.

Điều này có khả năng sẽ không ngăn Fed và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới giảm lãi suất thêm và đây có thể gây ra vấn đề.

"Trong một cuộc khủng hoảng thị trường trái phiếu do lạm phát, các ngân hàng trung ương toàn cầu sẽ hoàn toàn bất lực", Michael Pento, chủ tịch và người sáng lập Pento Portfolio Strategies, cho biết trong một báo cáo.

Ông nói thêm điều này có thể "tạo ra một thời kỳ đình phát mãnh liệt chưa từng thấy trên toàn cầu".

Vậy giải pháp cho đình phát là gì?

Ông Davis cho rằng Fed sẽ không dùng chiêu thức cũ và điều chỉnh chính sách năm 2011 có tên Operation Twist, khi đó Fed mua trái phiếu dài hạn và bán chứng khoán ngắn hạn trong nỗ lực hạ lãi suất dài hạn. Giá trái phiếu và lợi suất di chuyển theo hướng ngược nhau.

Theo ông Davis, Fed hiện có thể đảo ngược Operation Twist nhằm ổn định đường cong lợi suất - cách biệt giữa lãi suất dài hạn và lãi suất ngắn hạn. khoảng cách hẹp như hiện tại thường cho thấy suy thoái kinh tế sắp xảy ra.

Đường cong lợi suất thậm chí đã đảo ngược một thời gian ngắn trong năm nay, nghĩa là lãi suất ngắn hạn cao hơn lợi suất trái phiếu dài hạn. Điều này đặc biệt đáng lo ngại bởi nó cho thấy nhà đầu tư lo lắng như thế nào về việc lấy lại tiền gốc trong các khoản cho vay dài hạn.

Một giải pháp cho Fed có thể là mua trái phiếu ngắn hạn và bán trái phiếu kỳ hạn 10 năm để đẩy lợi suất dài hạn cao hơn, ông Davis nói.

"Cắt giảm lãi suất là không đủ. Một thị trường khỏe mạnh nên có đường cong lợi suất rộng hơn. Điều dễ nhất để Fed làm là nâng lợi suất 10 năm lên cao hơn và họ có thể làm điều đó mà không cần sử dụng hết tất cả đạn dược chính sách khác của mình."

Tăng trưởng chậm vẫn là mối đe dọa lớn hơn lạm phát

Tuy nhiên, các chuyên gia khác nghĩ rằng một động thái như thế là quá quyết liệt.

"Lạm phát sẽ không phải là vấn đề. Cũng có một cú shock nhu cầu. Rủi ro suy thoái gia tăng là điều các nhà đầu tư cần nhận thức ", theo Jeff Schulze, chiến lược gia đầu tư của ClearBridge Investments.

Ông Schulze cho rằng giá dầu giảm mạnh không chỉ là về cuộc chiến giá và nguồn cung của OPEC. Giá dầu đang lao dốc do lo ngại chi tiêu của người tiêu dùng chậm lại, đặc biệt là trong đi lại.

Các công ty cũng có thể không sẵn sàng tăng giá – thậm chí khi họ cảm thấy áp lực phải làm điều đó - bởi vì điều này có vẻ tồi tệ trong một cuộc khủng hoảng y tế.

"Áp lực lạm phát vẫn có vẻ rất hạn chế. Thiếu quyền định giá. Các công ty hiện sẽ miễn cưỡng tăng giá", theo Nathan Sheets, trưởng kinh tế tại PGIM Fixed Profit và là cựu thư ký của Bộ Tài chính về các vấn đề quốc tế dưới thời Tổng thống Obama.

Khi tình hình bùng phát virus coronadường như ổn định ở Trung Quốc, nhiều nhà máy có thể sớm mở cửa trở lại, giảm bớt áp lực định giá dài hạn đối với các doanh nghiệp Mỹ do thiếu nguồn cung tạm thời.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1