Tài chính Thứ sáu, 21/08/2020, 13:24 GMT+7
Các quan chức Fed dự kiến virus corona sẽ "đè nặng" lên nền kinh tế

Các thành viên Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang bày tỏ lo ngại tại cuộc họp mới nhất về tương lai của nền kinh tế, cho rằng virus corona có khả năng sẽ tiếp tục kìm hãm tăng trưởng và gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính.

ag21 fed1

Tại phiên họp ngày 28-29 tháng Bảy, bộ phận hoạch định chính sách của Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ đã bỏ phiếu giữ lãi suất ngắn hạn được neo gần bằng 0, với lý do kinh tế đang yếu kém so với các mức trước đại dịch.

Các quan chức tại cuộc họp “nhất trí rằng cuộc khủng hoảng y tế công đang diễn ra sẽảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh tế, việc làm và lạm phát trong thời gian tới và gây rủi ro đáng kể cho triển vọng kinh tế trong trung hạn”, theo biên bản cuộc họp.

Như chủ tịch Jerome Powell và các lãnh đạo Fed đã nhấn mạnh nhiều lần, biên bản ghi nhận sự nhất trí về nhu cầu trợ giúp tài khóa nhiều hơn từ Quốc hội, vốn đã gần kết thúc mà không có thỏa thuận để có thêm kinh phí cứu trợ ngay cả khi những yếu tố quan trọng như bảo hiểm thất nghiệp tăng cường hết hạn.

Biên bản “nhấn mạnh cần thiết phải có một gói hỗ trợ tài khóa,” theo Quincy Krosby, trưởng chiến lược gia thị trường tại Prudential Financial. “Chủ tịch Powell đã cương quyết cho rằng chúng ta cần có một gói cứu khác, đặc biệt vì họ nhìn thấy những tác động tiêu cực của tình trang suy thoái.”

Các ý kiến chỉ ra rằng dù các thành viên ủng hộ việc làm rõ hơn các dự kiến về thời điểm sẽ tăng lãi suất một lần nữa, họ dường như bác bỏ khả năng sử dụng việc mua trái phiếu để kiểm soát lợi suất trái phiếu chính phủ.

Cổ phiếu đã mất một số khoản tăng sau khi biên bản được công bố trong khi lợi suất giảm xuống thấp hơn và dollar Mỹ tăng.

Do mức độảnh hưởng của virus đối với nền kinh tế, các thành viên FOMC cho biết họ dự kiến sẽ giữ lãi suất vay qua đêm hiện tại ở mức 0% - 0,25% cho đến khi họ “tự tin rằng nền kinh tế đã vượt qua được những sự cố gần đây và trên đà đạt được các mục tiêu về việc làm và ổn định giá cả tối đa của Ủy ban.”

Tổng sản phẩm quốc nội Mỹ lao dốc với tốc độ 32.9% trong quý hai khi đại dịch khiến hầu hết các hoạt động không thiết yếu phải đóng cửa. Dự kiến tăng trưởng sẽ trở lại trong quý thứ ba, dù các ca nhiễm virus lại gia tăng đang gây nghi ngờ đối với mức độ mạnh mẽ của việc phục hồi.

Cùng với những lo ngại về tăng trưởng chung, các thành viên cho biết họ lo lắng về rủi ro đối với hệ thống tài chính.

Dù ông Powell và các quan chức Fed khác liên tục cho biết các ngân hàng và những tổ chức liên quan nhìn chung đang ở tình trạng mạnh mẽ, các thành viên ủy ban tại cuộc họp cho biết họ lo lắng liệu điều đó có thể thay đổi nếu virus vẫn tiếp tục lây và các kịch bản “bất lợi hơn” về tương lai xảy ra.

Họ bày tỏ sự lo lắng về các mức gia tăng nợ công.

Chính phủ liên bang hiện đang nợ 26.6 nghìn tỷ dollar, tăng hơn 3 nghìn tỷ dollar trong đại dịch khi Quốc Hội Và Nhà Trắng tăng tốc hỗ trợ cho những người bịảnh hưởng vì nền kinh tế đóng cửa. Điều này xảy ra đồng thời với việc đổ xô vào thị trường trái phiếu chính phủ và làm dấy lên lo ngại mức độ phát hành cao “có thể có tác động đến hoạt động của thị trường.”

Bất chấp những tuyên bố trên, Financial Select Sector SPDR, một quỹ giao dịch trao đổi theo dõi các lãnh đạo ngành tài chính, đã tăng sau khi biên bản được công bố.

Kiểm soát đường cong lợi suất, hướng dẫn cũng được thảo luận

Ngoài tìm kiếm lý do đằng sau các quyết định chính sách, các nhà đầu tư còn tập trung vào bất kỳ manh mối nào về “hướng dẫn tiếp theo” hay các thông số cho hành động tỷ giá trong tương lai.

Về vấn đề giới hạn lợi suất, các quan chức tiếp tục bày tỏ sự hoài nghi về tính hữu ích của nó.

“Trong số những người tham gia thảo luận phương án này, hầu hết đều đánh giá giới hạn lợi suất và mục tiêu có thể chỉ mang lại lợi ích khiêm tốn trong môi trường hiện tại, vì hướng dẫn tiếp theo của Ủy ban về đường đi của lãi suất quỹ liên bang đã có vẻ đáng tin cậy và lãi suất dài hạn hơn đã ở mức thấp,” biên bản cho biết.

Hướng dẫn tiếp theo có thể được nâng cấp, dù không có chỉ dẫn nào về khung thời gian.

Các thành viên chỉ ra rằng “vào một lúc nào đó làm rõ đường đi có thể có của phạm vi mục tiêu đối với lãi suất quỹ liên bang sẽ là phù hợp.”

Hình thức có thể thực hiện sẽ "dựa trên kết quả" hoặc hướng tới việc đạt được các mục tiêu cụ thể trước khi tỷ giá thay đổi. Nhiệm vụ của Fed hiện nay là "toàn dụng lao động và ổn định giá cả", nhưng hướng dẫn tiếp theo dựa trên kết quả sẽ bổ sung các mục tiêu cụ thể về tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.

Các thành viên cũng thảo luận về việc đặt cơ sở cho những quyết định đó vào một ngày trên lịch cụ thể, có thể kết hợp với các mục tiêu nhiệm vụ kép.

Cuộc thảo luận cũng bao gồm việc mua trái phiếu hiện tại của Fed, đã đẩy mức nắm giữ trái phiếu trong bảng cân đối của họ từ gần 4.4 nghìn tỷ dollar trước đại dịch lên 7 nghìn tỷ dollar hiện tại. Các quan chức phản đối sử dụng thuật ngữ "nới lỏng định lượng" để mô tả những hoạt động này, vì cụm từ này ngụ ý việc mua trong thời kỳ khủng hoảng tài chính nhằm hạ lãi suất dài hạn để đẩy mạnh cụ thể là lĩnh vực nhà đất và nền kinh tế rộng hơn.

Tuy nhiên, biên bản chỉ ra rằng “nhiều quan chức” muốn Fed định khung việc mua bán với “vai trò thúc đẩy các điều kiện tài chính phù hợp và hỗ trợ phục hồi nền kinh tế”. Kiểu ngôn ngữ này phù hợp hơn với “nới lỏng định lượng" truyền thống.

Phong Lữ lược dịch

Theo CNBC


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1