Các nền kinh tế vùng Vịnh sẽ suy giảm mạnh trong năm nay trước khi phục hồi |
Một cuộc thăm dò hàng quý của Reuters cho thấy Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh gồm sáu thành viên phải đối mặt với tình trạng kinh tế suy giảm mạnh trong năm nay trước khi phục hồi một phần trong năm 2021, trong đó hầu hết các quốc gia sẽ suy giảm mạnh hơn ước tính trước đây. Các nhà phân tích trong cuộc thăm dò ngày 13-25 tháng 10 vẫn giữ quan điểm sự phụ thuộc của khu vực vào hydrocacbon khiến nơi này đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng virus corona do tác động của cuộc khủng hoảng đối với nhu cầu dầu và giá dầu. Những biện pháp phong tỏa mới do các ca nhiễm virus tiếp tục tăng cao ở Hoa Kỳ, châu Âu và các nơi khác, có thể làm trầm trọng thêm hoạt động kinh tế vốn đã suy thoái. Saudi Arabia, nền kinh tế lớn nhất khu vực, dự kiến sẽ phải đối mặt với mức giảm GDP 5.1% trong năm nay và phục hồi lên mức tăng trưởng 3.1% trong năm tới và tăng trưởng 2.7% vào năm 2022. Một cuộc thăm dò được tiến hành cách đây ba tháng nhận định quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới sẽ suy giảm 5.2% trong năm 2020. “Khu vực hiện đang đối mặt với những lựa chọn chính sách khó khăn. Vẫn cần hỗ trợ tài chính để chống lại tình trạng các ca nhiễm gia tăng và kéo dài dai dẳng, đã xuất hiện ở Châu Âu và Hoa Kỳ,” các nhà phân tích tại NBK lưu ý. “Nhưng từ quan điểm trung hạn, các chính phủ nên hướng tới mục tiêu đạt được sự bền vững trong lĩnh vực tài chính và bên ngoài trong bối cảnh giá dầu thấp có thể xảy ra.” Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nơi các ca nhiễm COVID-19 mới tăng mạnh trong tháng qua, dự kiến sẽ có GDP giảm 6.0% trong năm nay, tăng 2.7% trong năm tới và tăng 3.8% trong năm 2022. Vào tháng Bảy, các nhà phân tích dự kiến khoản giảm 5.1% trong năm 2020 và tăng 2.6% trong năm 2021. Viện Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết trong một báo cáo nghiên cứu: “Kinh tế UAE sẽ suy giảm sâu hơn trong năm nay so với dự đoán của chúng tôi trong tháng Năm.” Theo IIF, “Nền kinh tế của Dubai có thể suy giảm ít nhất 8%, nhiều hơn Abu Dhabi. Phụ thuộc nhiều vào du lịch, hàng không và các dịch vụ khác khiến họ dễ bị tổn thương hơn trước tác động của đại dịch,” IIF cho biết thêm sản lượng đã giảm 9% trong nửa đầu năm và việc làm giảm 10%. Dự báo trung bình cho Kuwait dự kiến giảm 6.3% trong năm nay, tăng trưởng 2.6% trong năm tới và 3.3% trong năm 2022. Ba tháng trước, họ dự báo giảm 6.1% trong năm 2020 và tăng 2.5% trong năm 2021. Dự báo của Qatar cho năm nay không đổi với mức giảm 4.0%, trong khi kỳ vọng tăng trưởng trong năm tới được cải thiện từ 2.8% lên 3.0% và nước này được dự kiến sẽ tăng trưởng 3.4% trong năm 2022. Dự báo của Oman và Bahrain yếu hơn, lần lượt giảm 4.9% và 4.8% trong năm nay so với mức giảm dự kiến 4.7% và 4.4% trong tháng Bảy. Oman dự kiến sẽ tăng trưởng 2.5% trong năm tới, so với ước tính tháng Bảy là 3.0% và 2.7% torng năm 2022. Dự báo tăng trưởng 2.6% của Bahrain cho năm 2021 thay đổi và dự kiến sẽ tăng trưởng 2.1% trong năm 2022. Theo Maya Senussi, nhà kinh tế cấp cao tại Oxford Economics, “Mọi thứ ở Oman có vẻ kém thuận lợi hơn, đặc biệt đối với lĩnh vực giải trí và du lịch.” “Người ngoài vẫn bị cấm đến đây khi chúng tôi bắt đầu vào mùa cao điểm,” bà nói và cho biết thêm các nhà phân tích thường có cái nhìn rõ hơn về cách thức cú shock kép này ảnh hưởng đến các hoạt động. Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|