Chứng khoán Thứ hai, 15/06/2020, 13:38 GMT+7
Chứng khoán châu Á, giá dầu giảm khi nỗi sợ làn sóng lây nhiễm thứ hai gia tăng

Cổ phiếu châu Á lao dốc vào thứ Hai, 15/6, và giá dầu giảm do lo ngại về đợt nhiễm virus corona thứ hai ở Bắc Kinh khiến các nhà đầu tư xôn xao tìm nơi trú ẩn an toàn trong khi dữ liệu đáng thất vọng từ Trung Quốc càng đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

jn15 asia

Chỉ số cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương lớn nhất của MSCI bên ngoài Nhật Bản giảm 0.3% trong khi cổ phiếu Australia giảm 0.1% và cổ phiếu Hàn Quốc giảm 0.3%. Chỉ số Nikkei của Nhật giảm 0.7%.

Cổ phiếu Trung Quốc mở cửa trong sắc đỏ với chỉ số blue-chip CSI300 giảm 0.1%.

Các khoản giảm vào thứ Hai theo sau đợt tăng mạnh toàn cầu kể từ cuối tháng Ba, được thúc đẩy nhờ các gói kích thích từ ngân hàng trung ương, các kích thích tài khóa cũng như sự lạc quan khi các nước dần dỡ bỏ các giới hạn nhằm hạn chế sự lây lan của virus corona mới.

“Bất kỳ đợt bùng phát mới nào cũng sẽ được các nhà đầu tư xem xét rất, rất thận trọng. Thị trường đang có quan điểm rằng vấn đề COVID-19 vẫn chưa được giải quyết xong. Đó là một cuộc kiểm tra thực tế,” theo James McGlew, nhà phân tích tại hãng môi giới chứng khoán Argonaut.

Ông McGlew dự kiến sẽ có một điều chỉnh nữa “khi thị trường định lượng những gì sẽ diễn ra.”

Phố Wall cũng không khởi sắc với  các e-minis cho S&P500 giảm đến 1.1% trong phiên giao dịch sớm ở châu Á.

Tâm lý chấp nhận rủi ro bị tác động sau khi Bắc Kinh ghi nhận hàng chục trường hợp nhiễm COVID-19 mới trong những ngày gần đây, tất cả đều liên quan đến một chợ đầu mối thực phẩm lớn. Chính quyền đã đóng cửa khu chợ và phong tỏa các khu nhà gần đó.

Các nhà đầu tư cũng lo lắng về tình trạng lây nhiễm tăng đột biến ở Hoa Kỳ nơi có hơn 25,000 trường hợp nhiễm mới được ghi nhận vào thứ Bảy.

Theo thống kê của Reuters, các trường hợp nhiễm virus corona trên toàn thế giới đã hơn 7.86 triệu người với 430,501 trường hợp tử vong.

Số liệu kinh tế từ Trung Quốc không giúp được nhiều để hồi sinh tâm lý chấp nhận rủi ro.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc tăng 4.4% trong tháng Năm so với một năm trước khi các nhà phân tích dự báo tăng 5.0%, trong khi doanh số bán lẻ giảm 2.8% so với dự kiến do nhu cầu nội địa yếu.

Đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tiếp tục giảm khi giao dịch ở nước ngoài sau khi có dữ liệu, đứng ở mức 7.0883/USD.

Một số nhà phân tích vẫn hy vọng tâm lý nhà đầu tư sẽ phục hồi.

“Bất kỳ làn sóng lây nhiễm thứ hai nào cũng có thể dễ xử lý hơn làn sóng đầu tiên nhờ các kinh nghiệm chính sách được đưa ra trước đó,” theo các nhà phân tích tại Morgan Stanley.

“Việc nới lỏng chính sách cũng sẽ giúp châu Á (trừ Nhật Bản) phục hồi tốt hơn.”

Những tiền tệ nhạy cảm với rủi ro như dollar Australia và New Zealand đều lao dốc với khoản giảm 0.4% lần lượt ở mức $0.6855 và $0.6424.

Ở những nơi khác, đồng yen Nhật Bản tăng so với đồng bạc xanh lên 107.18 yen.

Các nhà phân tích cho biết các thử nghiệm tiếp theo đang chờ đợi thị trường toàn cầu trong tuần này - đặc biệt là liệu hy vọng mở cửa trở lại có thể đẩy cổ phiếu lên cao hơn không.

Chủ tịch dự trữ liên bang Jerome Powell cũng sẽ giải trình trước Quốc hội, ở đó “ông có thể cố gắng tạo ra một triển vọng lạc quan hơn - nhưng liệu thị trường có lắng nghe hay không vẫn là điều phải chờ xem,” theo David Bassan, trưởng nhà kinh tế tại Betashares.

Một điều đáng quan tâm là số liệu doanh số bán lẻ tháng Năm của Hoa Kỳ vào thứ Ba, dự kiến sẽ tăng mạnh sau khi sụt giảm trong tháng Tư.

Giá dầu  tiếp tục giảm sau khi có khoản giảm hàng tuần đầu tiên từ cuối tháng Tư. Giá dầu thô Brent cuối cùng giảm 2.25% xuống $37.86/thùng trong khi giá dầu thô Mỹ giảm 3.09% còn $35.14 USD.

Các nhà đầu tư dầu đang chờ các cuộc họp các chuyên gia của ủy ban OPEC+ vào cuối tuần, những người này sẽ tư vấn cho nhóm sản xuất và các đồng minh về việc cắt giảm sản lượng.

Vàng tăng 0.2% lên $1.732.2/ounce do nhu cầu trú ẩn an toàn.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1