Chứng khoán châu Á không đồng nhất, dollar tăng giá khó khăn |
Thị trường cổ phiếu châu Á không đồng nhất vào thứ Hai, 3/8, do các nhà lập pháp Hoa Kỳ gặp khó khăn khi đưa ra kế hoạch kích thích mới trong bối cảnh các ca nhiễm virus corona tăng mạnh trên toàn cầu, dù áp lực lên các vị thế bán khiến dollar có xu hướng tăng. Tâm trạng được nâng cao khi một .khảo sát cho thấy hoạt động nhà máy của Trung Quốc tăng với tốc độ nhanh nhất trong gần một thập kỷ trong tháng Bảy, với chỉ số Caixin/Markit PMI ở mức 52,8. Điều này đẩy các cổ phiếu blue-chip Trung Quốc lên 1.22%. Chỉ số cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của MSCI giảm 0.05%, dù so với đỉnh trong sáu tháng. Chỉ số Nikkei của Nhật đã tăng 2.2% nhờ đồng yen phục hồi, trong khi cổ phiếu của Hàn Quốc không thay đổi. Cổ phiếu E-Mini kỳ hạn cho S&P 500 ESc1, EUROSTOXX 50 kỳ hạn STXEc1 và FTSE kỳ hạn FFIc1 đều không đổi nhiều. Các nhà đầu tư lo lắng vì thiếu gói kích thích mới ở Hoa Kỳ khi Chánh văn phòng Nhà Trắng Mark Meadows không lạc quan về việc sớm đạt được một thỏa thuận. Vào thứ Sáu, Fitch Ratings đã hạ triển vọng xếp hạng triple-A của Hoa Kỳ từ ổn định xuống tiêu cực, với lý do sức mạnh tín dụng bị xói mòn và thâm hụt tăng mạnh. Cơ quan xếp hạng tín dụng cũng cho biết định hướng tương lai trong chính sách tài khóa của Hoa Kỳ phụ thuộc một phần vào cuộc bầu cử tháng 11 và thành phần Quốc hội, đồng thời cảnh báo rủi ro bế tắc chính sách có thể tiếp tục. Kết quả mạnh mẽ từ những gã khổng lồ công nghệ đã giúp S&P 500 tăng 5.5% trong tháng trước, trong khi NASDAQ tăng 6.8%. Tuy nhiên, các lĩnh vực khác không tốt bằng khi nhiều tiểu bang lại hạn chế mở cửa kinh tế trong bối cảnh các ca nhiễm gia tăng. “Trong những cải thiện trong tâm lý kinh doanh, có tín hiệu cho thấy cú hích ban đầu nhờ nhu cầu bị dồn nén đang nhạt dần và niềm tin của người tiêu dùng đang hạ thấp,” theo các chuyên gia kinh tế tại Barclays. “Cùng với những lo ngại về thị trường lao động và các diễn biến của virus, điều này khiến triển vọng ảm đảm và có thể trở nên trầm trọng hơn nếu hỗ trợ tài khóa của Hoa Kỳ không được gia hạn kịp thời.” Phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc các dữ liệu chính sẽ cho thấy điều gì trong tuần này, bao gồm khảo sát ISM về sản xuất vào Thứ Hai và báo cáo bảng lương vào Thứ Sáu. Sự không chắc chắn khiến lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm chuẩn xuống mức thấp nhất kể từ tháng Ba với 0.52% trong tuần trước và hiện chỉ cao hơn một ít với 0.54%. Lợi suất thực tế trái phiếu kỳ hạn 10 năm lần đầu tiên xuống dưới dưới -1% khi đường cong lãi suất bị san phẳng do các nhà đầu tư kỳ vọng Quỹ Dự trữ Liên bang sẽ nới lỏng thêm nữa. Điều này ảnh hưởng nặng nề đến dollar Mỹ, vốn có khoản lao dốc tính theo tháng tồi tệ trong một thập kỷ trong tháng Bảy. Đồng dollar ở mức $1.1755/ euro khi đồng tiền chung đã tăng 4,8% trong tháng Bảy lên đến $1.1908. So với một nhóm tiền tệ, dollar đứng ở mức 93.423 sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 5/ 2018 vào thứ Sáu với 92.538. Dollar khá ổn định so với đồng yen, ở mức 105.95 sau khi chạm mức thấp trong bốn tháng rưỡi vào tuần trước với 104.17. Dollar phục hồi một phần khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Aso cho rằng đồng yen tăng giá khá ‘nhanh’, tỏ dấu hiệu lo ngại một đồng tiền mạnh có thể gây thêm tổn hại cho nền kinh tế dựa vào xuất khẩu vốn đang trong suy thoái. Dollar đi xuống kết hợp với lợi suất trái phiếu thực siêu thấp khiến vàng thắng thế, với mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 2/2016. Vảng đã lập đỉnh mới vào đầu ngày thứ Hai ở mức $1,984/ounce và có vẻ đang trên đà vượt $2,000. Giá dầu giảm vì những lo ngại về tình trạng thừa cung khi OPEC và các đồng minh, OPEC+, sẽ thu hẹp các cắt giảm sản lượng trong tháng Tám, trong khi các ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới tăng làm dấy lên lo ngại nhu cầu nhiên liệu tăng chậm. Dầu thô Brent LCOc1 kỳ hạn giảm 22 cent còn $43.3/thùng, trong khi dầu thô CLc1 của Mỹ giảm 30 cent còn $39.97. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|