Chứng khoán Thứ hai, 08/06/2020, 15:01 GMT+7
Các thị trường lớn ở Châu Á Thái Bình Dương tăng đến 49% so với các mức thấp trong tháng Ba

Các thị trường lớn ở Châu Á Thái Bình Dương đã trở lại mạnh mẽ sau giai đoạn biến động và bất ổn lịch sử trong tháng Ba, khi thế giới vật lộn với đại dịch virus corona khiến nhiều nền kinh tế phải tạm dừng do các biện pháp phong tỏa.

jn8 asia

Trên thực tế, một số chỉ số khu vực - như Kospi của Hàn Quốc - đã tăng đến 49.45% khi thị trường đóng cửa vào Thứ Năm, 4/6, theo tính toán của CNBC với dữ liệu từ Refinitiv.

Dưới đây là cách các chỉ số chứng khoán lớn khác trong khu vực hoạt động từ khi chạm mức thấp nhất trong 52 tuần trong tháng Ba, tính đến thứ Năm:

• S&P/ASX 200 của Australia: + 36.1%

• Shanghai Composite của Trung Quốc: + 10.29%

• Chỉ số Hang Seng của Hong Kong: + 15.27%

• Nifty 50 của Ấn Độ: + 33.52%

• Nikkei 225 của Nhật Bản: + 38.74%

• Straits Times Index của Singapore: + 22.59%

• Taiex của Đài Loan: + 33.67%

• SET Composite Index của Thái Lan: + 45.6%

Cổ phiếu ở những nơi khác trên thế giới cũng có các khoản tăng lớn, với S&P 500 tăng 42% so với mức thấp nhất trong 52 tuần vào tháng Ba, trong khi Stoxx 600 của châu Âu tăng 36.37%, theo tính toán của CNBC với dữ liệu từ Refinitiv Eikon tính đến thứ Năm.

Các thị trường toàn cầu đã trở lại mạnh mẽ sau đợt sụt giảm vài tháng trước, khi các ngân hàng trung ương và chính phủ trên khắp thế giới bơm tiền vào nền kinh tế thông qua các gói kích thích khổng lồ.

Vào thứ Năm, Ngân hàng Trung ương châu Âu công bố kế hoạch thúc đẩy Chương trình mua hàng Khẩn cấp trong Đại dịch với thêm 600 tỷ euro.

Đầu tuần này, Hàn Quốc công bố ngân sách bổ sung 35.3 nghìn tỷ won (29 tỷ USD), nâng tổng số kích thích lên 270 nghìn tỷ won khi tiếp tục chiến đấu với ảnh hưởng kinh tế từ virus corona, theo Reuters.

Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ cũng đã có những động thái chưa từng có trong nỗ lực ngăn chặn kinh tế Mỹ sụp đổ.

Tuy nhiên, các thị trường lớn của Châu Á Thái Bình Dương vẫn còn xa các mức cao nhất trong 52 tuần. Một số, như chỉ số Straits Times ở Singapore, vẫn thấp hơn khoảng 20%. Ngay cả chỉ số Kospi của Hàn Quốc, với mức tăng gần 50% trong vài tháng qua, vẫn thấp hơn 5.54% so với mức cao nhất trong 52 tuần trong tháng Một.

Trở ngại phía trước

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, vẫn có thể có những trở ngại phía trước,

“Khi các lệnh phong tỏa được dỡ bỏ và các nền kinh tế bắt đầu hồi sinh ở hầu như mọi nơi, sẽ dễ dàng cho rằng các tài sản rủi ro rõ ràng đã tăng mạnh từ các mức thấp cuối tháng Ba,” theo Luca Paolini,  trưởng chiến lược gia tại Pictet Asset Management, viết trong lưu ý đánh giá Triển vọng đầu tư tháng Sáu của thị trường tài chính.

“Còn quá sớm để cho rằng cuộc khủng hoảng đã kết thúc và thế giới đang hướng đến sự phục hồi hình chữ V,” ông Paolini cảnh báo. “Các thị trường đang định giá trên cơ sở chi phí vốn giảm lâu dài thay vì tập trung vào thu nhập và lợi nhuận, điều thúc đẩy việc định giá.”

Trong khi đó, Rob Carnell của ING cho biết ông “ngạc nhiên vì bối cảnh đầu tư khá ôn hòa như hiện tại.”

 “Ngày càng có nhiều tin xấu, cả về chính trị và kinh tế tôi nhận thấy không thể bỏ qua,” theo Carnell, trưởng kinh tế và đồng thời đứng đầu bộ phận nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại ING. “Tuy nhiên, điều đó dường như không có tác động gì.”

Cụ thể, Carnell cho rằng các quyết định chính sách gần đây có thể đã khiến cộng đồng đầu tư “cảm thấy nhẹ nhõm về mọi thứ” đến nỗi giờ đây họ đã sẵn sàng phớt lờ những tin tức xấu, từ tình trạng bất ổn dân sự ở Mỹ đến căng thẳng thương mại.

“Cá nhân tôi nghĩ rằng điều đó cực kỳ ngây thơ,” ông nói.

Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế ING thừa nhận ông “sẽ không sẽ chiến đấu” với thị trường hiện tại vốn “dường như muốn đi lên.”

Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1