Cổ phiếu châu Á quay đầu thận trọng, dầu phục hồi trong phiên giao dịch biến động |
Chứng khoán châu Á bước lùi vào thứ Tư, 8/4, sau hai phiên tăng mạnh khi các nhà đầu tư không còn lạc quan về virus corona khi số người chết vẫn tăng trên toàn cầu. Dù số người nhập viện vì COVID-19 dường như chững lại ở bang New York, số tử vong trên khắp Hoa Kỳ lại tăng kỷ lục lên hơn 1,800. Các trường hợp nhiễm virus corona mới của Trung Quốc Đại lục cũng tăng gấp đôi sau 24 giờ do người về từ nước ngoài. Không giúp ích cho tâm trạng nhà đầu tư là biến động mạnh trong thị trường dầu mỏ, nơi giá tăng trở lại ở châu Á sau khi lao dốc vào thứ Ba khiến các bên giao dịch chóng mặt. Giá dầu thô kỳ hạn Mỹ tăng 5.5% lên $24.93/thùng, phiên trước đó đã giảm 9.4%, trong khi giá dầu thô Brent tăng thêm 75 cent lên $32.62. Biến động thất thường lan vào vào cổ phiếu với chỉ số cổ phiếu châu Á-Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI giảm 0.7%. Chỉ số Nikkei của Nhật lại đi con đường khác và tăng 0.4%, trong khi các cổ phiếu công nghệ Thượng Hải giảm 0.6%. Chứng khoán kỳ hạn E-Mini cho S&P 500 chao đảo, trong khi EUROSTOXX 50 kỳ hạn giảm 1.1%. “Có lý do để thận trọng vì đây có vẻ là một đợt tăng giải tỏa áp lực trước khi bắt đầu mùa tính lợi nhuận quý một vào tuần tới và trước khi số liệu cho thấy tác động của virus sâu sắc như thế nào,” theo các nhà phân tích tại JPMorgan. S&P 500 kết thúc ngày thứ Ba giảm 0.16%, sau khi tăng 3.5%. Chỉ số Nasdaq giảm 0.33% và Dow giảm 0.12%. Sau khi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đóng cửa, Tổng thống Donald Trump cho biết Hoa Kỳ có thể đang tiến đến đỉnh của dịch virus corona. Chính quyền Trump đã yêu cầu Quốc hội cấp thêm 250 tỷ USD viện trợ kinh tế khẩn cấp cho các doanh nghiệp nhỏ đang quay cuồng vì đại dịch ở Mỹ. “Dù đường cong của virus đang phẳng lại,” ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng virus corona sẽ kéo dài trong nhiều năm,” theo Joseph Capurso, nhà kinh tế tại Commonwealth Bank of Australia. “Các nền kinh tế thế giới sẽ mất thời gian để mở cửa lại, một số doanh nghiệp sẽ không khôi phục được và tỷ lệ thất nghiệp sẽ mất nhiều năm để trở lại các mức đã có vào cuối năm 2019.” Cơ quan xếp hạng S&P Global hôm thứ Tư cảnh báo chi phí để chiến đấu chống virus sẽ ảnh hưởng nặng nề đến tài chính của Australia và đã chuyển triển vọng xếp hạng của nước này thành tiêu cực. Điều này khiến dollar Australia giảm 0.6% còn $0,6130 và đánh vào tâm lý rủi ro nói chung. Dollar Mỹ đã giảm 0.1% so với đồng yen, còn 108.80, trong khi euro giảm 0.2% còn $1.0865. So với một nhóm các đồng tiền khác, dollar tăng nhẹ 0.2% lên 100.170. Giá vàng giảm trở lại mức $1,645, sau khi chạm mức cao trong ba tuần rưỡi vào thứ Ba với $1,671. Phong Lữ lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|