Chỉ số Dow lao dốc 1,000 điểm, có ngày tồi tệ nhất trong hai năm khi lo ngại virus corona tăng cao |
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới lao dốc vào thứ Hai, 24/2, sau khi số ca nhiễm virus corona tăng mạnh ở Italy và Hàn Quốc, khiến hai nền kinh tế lớn gặp nguy cơ từ loại virus đã gây gián đoạn rộng khắp ở Trung Quốc. Chỉ số Dow đóng cửa ở mức 1,032 điểm, giảm tương đương 3.6%, đánh dấu ngày tồi tệ nhất trong hai năm, khi chỉ số này đóng cửa giảm hơn 1,000 điểm hai lần trong một tuần khi nỗi lo lạm phát siết chặt Wall Street. Vào ngày 5/2 và một lần nữa vào ngày 8/2 năm 2018, tỷ lệ giảm của chỉ số Dow là hơn 4% trong cả hai ngày. Vì chỉ số này hiện đang cao hơn, trên cơ sở tỷ lệ phần trăm, đợt bán tháo vào thứ Hai không kịch tính như các đợt bán tháo khác trong lịch sử của Dow. Tuy nhiên, đây mới là lần thứ ba trong lịch sử, chỉ số đóng cửa thấp hơn 1,000 điểm. Hiện tại chỉ số đang đi xuống cho năm nay và ở mức thấp nhất kể từ 11/12. Các chỉ số S&P 500 và Nasdaq Composite cũng giảm mạnh. S&P kết thúc giảm 3.4%, trong khi Nasdaq giảm 3.7%. VIX (VIX), thước đo biến động thị trường, tăng hơn 46%. Sự suy giảm ở Hoa Kỳ theo sau những khoản giảm lớn ở Châu Á và Châu Âu vào thứ Hai khi các nhà đầu tư tính đến các rủi ro đối với lợi nhuận công ty và tăng trưởng kinh tế do virus corona lây lan. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc đóng cửa giảm gần 3.9%, ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 10/ 2018, sau khi các trường hợp nhiễm virus ở nước này vượt qua con số 800. Chỉ số chính của Italy kết thúc giảm 5.4%, sau khi số ca mắc bệnh này lên hơn 200 - trong đó có 5 trường hợp tử vong - và chính quyền bắt đầu đóng cửa các tòa nhà công cộng, trường học và các sự kiện thể thao ở nhiều vùng trong nước. Các sàn giao dịch châu Âu kết thúc một ngày trong sắc đỏ, với chỉ số FTSE 100 của Vương quốc Anh đóng cửa giảm 3.3%, ngày tồi tệ nhất kể từ tháng 1/2016. Chỉ số DAX của Đức giảm 4% và CAC 40 của Pháp cũng giảm gần 4%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 6/ 2016 đối với cả hai chỉ số. Tại châu Á, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 1.8%, trong khi chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc chỉ giảm 0,3%. Ngày càng nhiều công ty cảnh báo virus corona sẽ ngăn họ đạt được các mục tiêu doanh thu hoặc lợi nhuận trong ba tháng đầu năm. Nhu cầu hàng hóa và dịch vụ giảm, nhà máy đóng cửa ở Trung Quốc cũng được cho là sẽ ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và gây áp lực lên thương mại vào thời điểm Nhật Bản và Đức đang đứng trước bờ vực suy thoái. Phản ứng của thị trường chứng khoán đối với sự bùng phát dịch bệnh cho đến nay đã khá im ắng và chứng khoán Mỹ đã đạt được một chuỗi cao kỷ lục. Nhưng số lượng các trường hợp lây nhiễm gia tăng ở Italy và Hàn Quốc, nền kinh tế lớn thứ tám và mười hai của thế giới, làm dấy lên lo ngại về một đại dịch và tăng rủi ro đối với các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Giám đốc điều hành Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Mike Ryan, cho biết WHO đang chuẩn bị cho một đại dịch tiềm tàng. Giá dầu cũng giảm vì lo ngại hoạt động kinh tế giảm sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng. Giá hợp đồng kỳ hạn Mỹ chốt thấp hơn 3.7% ở mức 51.43 USD/thùng. Dầu thô Brent, giá dầu chuẩn toàn cầu, cũng giảm, chốt thấp hơn 3.8%, ở mức 56.30 USD / thùng. Trong khi đó, các nhà đầu tư dồn vào vàng, đẩy giá tăng gần 1.7% và trái phiếu kho bạc Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm giảm xuống 1.37%. Giá và lợi suất di chuyển theo hai hướng đối lập với nhau. Đồng yen Nhật, một loại dự trữ an toàn truyền thống khác, đã mạnh lên so với dollar Mỹ. Con số tử vong liên quan đến virus corona đã tăng lên hơn 2,620 trên toàn thế giới, với hơn 30 ca tử vong bên ngoài Trung Quốc đại lục. Có ít nhất 79,300 trường hợp được xác nhận trên toàn cầu. Chính quyền Italy đã tuyên bố đóng cửa trên diện rộng khu vực phía bắc nước này khi chiến đấu để ngăn chặn sự bùng phát lớn nhất ở châu Âu. Các trường hợp được xác nhận của Italy đã tăng từ ba ca vào sáng thứ Sáu lên hơn 150 vào Chủ nhật. Cho đến nay, đây là sự bùng phát lớn nhất bên ngoài châu Á. Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|