Chứng khoán Thứ hai, 04/05/2020, 15:50 GMT+7
Dollar tăng nhẹ, chứng khoán châu Á trượt dốc vì căng thẳng Mỹ-Trung

Dollar tăng nhẹ, thị trường chứng khoán chật vật giá dầu giảm vào thứ Hai, 4/5, vì cuộc tranh cãi giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về nguồn gốc của virus corona chặn đứng sự lạc quan trước việc khởi động lại nền kinh tế khi các nước trên thế giới nới lỏng các hạn chế.

m4 asia

Trong giao dịch giới hạn, khi Trung Quốc và Nhật Bản đang nghỉ lễ, giá chứng khoán kỳ hạn Mỹ giảm 1.7% và dầu thô Mỹ lao dốc 7%. Dollar Mỹ, đồng tiền trú ẩn an toàn đã tăng lên mức cao nhất trong một tuần trước so với dollar Australia và New Zealand nhạy cảm với rủi ro.

Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm, chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 3.5%, trong khi chỉ số ASX 200 của Australia tăng 0.5%.

Những động thái này kéo dài khởi đầu vất vả trong tháng Năm bắt đầu vào thứ Sáu với dữ liệu ảm đạm của Mỹ và mối đe dọa mới về chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo tăng thêm lo lắng với những nỗ lực mới nhằm đổ lỗi đại dịch cho Trung Quốc, nơi được cho là khởi nguồn của dịch bệnh virus corona mới.

Loạt pháo mới nhất đến từ ông Pompeo vào Chủ nhật khi ông này nói một lượng bằng chứng đáng kể về việc virus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, miền trung Trung Quốc.

Pompeo không cung cấp bằng chứng, hay phản đối một kết luận tình báo Hoa Kỳ rằng virus không phải do con người tạo ra. Nhưng các bình luận đã tăng gấp đôi áp lực của Washington đối với Trung Quốc khi số người tử vong và thiệt hại kinh tế tại Mỹ gia tăng.

“Nguy cơ của một đợt đảo chiều đã tăng lên trong tuần này,” theo Chris Weston, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu tại hãng môi giới Pepperstone, Melbourne.

Hoa Kỳ không đơn độc trong việc nhắm mục tiêu công khai vào Trung Quốc, nhưng dù đó là Trump, Kudlow hay Pompeo thì câu chuyện ngày càng thường xuyên hơn, và các bên giao dịch đang bán nhân dân tệ, ông nói.

Khi thị trường Trung Quốc đóng cửa trên đại lục, nhân dân tệ ở nước ngoài tiếp tục khoản giảm trong ngày Thứ Sáu, xuống mức thấp nhất trong sáu tuần là 7.1560/dollar trước khi quay trở lại.

Dollar Australia xuống dưới mức 64 cent lần đầu tiên trong một tuần, giảm 0.4% còn $0,6390.

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ hầu như không tăng từ các mức cao, với lợi suất giữ ở mức 0.6181% do nhu cầu đối với tài sản trú ẩn an toàn vẫn mạnh. Vàng ổn định ở mức $1,696,41/ounce.

Trò chơi đổ lỗi

Căng thẳng gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh xảy ra khi cả hai nước phải hứng chịu hậu quả kinh tế từ đại dịch và những gián đoạn do các biện pháp phong tỏa để chống dịch.

Trung Quốc công bố lần giảm GDP hàng quý đầu tiên kể từ khi số liệu được ghi nhận cách đây cả một thế hệ, và cho biết các đơn hàng xuất khẩu trong thángTư giảm mạnh vào tuần trước.

Sản xuất của Hoa Kỳ xuống mức thấp nhất trong 11 năm vào tháng trước, chi tiêu người tiêu dùng lao dốc và khoảng 30.3 triệu người Mỹ đã nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong sáu tuần qua.

“Ông Trump đang tìm cách tái đắc cử ...,” Jim McCafferty, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu cổ phiếu khu vực Châu Á Thái Bình Dương của Nomura, liên tưởng động thái này đến việc đổ lỗi tương tự cho Nhật Bản của Tổng thống Ronald Reagan vào những năm 1980.

“Chúng ta đã thấy điều này trước đây, và tôi cho rằng các chính phủ trên thế giới đang ngày càng hướng nội… tìm kẻ ở nơi khác để đổ lỗi là rất hợp lý,” ông nói.

Điều này nghĩa là thách thức đối với các nhà đầu tư tìm kiếm thu nhập dường như đang lao đao, vào lúc này, ngay cả với tỷ phú Warren Buffett.

Công ty của ông Buffett, Berkshire Hathaway, đã lỗ gần 50 tỷ USD trong quý một, nhưng kết thúc quý với lượng tiền mặt kỷ lục và không có gì để chi tiêu.

Ông Buffett cho biết ông muốn tiến hành một cuộc mua lại lớn, nhưng ông không hỗ trợ tài chính cho các công ty như ông đã làm trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 vì ông thấy không có gì đủ hấp dẫn.

Trên thị trường tiền tệ, đồng yen Nhật Bản tăng 0.2% lên 106.72/dollar và đồng euro yếu hơn ở mức $1.0950. Bảng Anh và dollar New Zealand trượt dốc.

Trong các thị trường hàng hóa, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch sớm vì các lo ngại xung quanh tình trạng thừa cung dầu và nhu cầu lao dốc, ngay cả khi một số tiểu bang của Mỹcác thành phố trên thế giới bắt đầu nới lỏng các hạn chế đại dịch virus corona.

Giá dầu thô kỳ hạn WTI cuối cùng ở mức $18.38/thùng, giảm $1.40, trong khi giá dầu Brent kỳ hạn giảm 2.4% (62 cent), còn $25.82.

Báo cáo việc làm tháng của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Sáu, nhưng một số nhà phân tích nói rằng báo cáo có thể không phản ánh đầy đủ số lượng người đã bị mất việc.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1