Chứng khoán Thứ năm, 03/10/2019, 13:19 GMT+7
Dow lao dốc gần 500 điểm khi kinh tế Mỹ khiến các nhà đầu tư lo lắng

Chỉ số Dow và thị trường chứng khoán lớn hơn chìm trong biển đỏ vào thứ Tư, 02/10, khi lo ngại về nền kinh tế tiếp tục khiến các nhà đầu tư xáo động.

o03 dow

Ở mức điểm thấp nhất, chỉ số Dow giảm gần 600 điểm, xuống dưới 26,000 lần đầu tiên từ đầu tháng Chín, khi các khoản thuế thương mại mới có hiệu lực khiến tâm trạng thị trường xấu đi.

Đây là ngày thứ hai liên tiếp. Khoản giảm vào thứ Ba xảy ra sau khi có báo cáo xấu hơn dự kiến về mảng sản xuất của Mỹ.

Chỉ số Dow đóng cửa dưới 500 điểm, thấp hơn khoản 1.9%.

S&P 500 giảm 1.8% trong khi Nasdaq giảm 1.6%.

Cả ba chỉ số đều có những khoản giảm tồi tệ nhất trong một ngày từ 23/8, khi Trung Quốc thông báo các khoản thuế trả đũa đánh lên hàng nhập khẩu Mỹ.

Các nhà đầu tư hiện lo ngại số liệu tiền lương tư nhân yếu hơn dự kiến và báo cáo việc làm sẽ có vào thứ Sáu có thể cũng gây thất vọng, khiến vấn đề tồi tệ hơn. Không có tin tốt lành nào để bù cho những lo ngại này.

Ngoài ra, lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 10 năm lao dốc, giảm dưới 1.59%. Trái phiếu là khoản đầu tư trú ẩn an toàn và nhu cầu mua trái phiếu tăng trong thời điểm bất ổn, dẫn đến lợi suất thấp hơn.

Chứng khoán đã bắt đầu bán tháo vào thứ Ba, sau báo cáo của Viện Quản lý Chuỗi cung ứng (ISM) cho thấy mảng sản xuất của Mỹ giảm trong tháng thứ hai liên tiếp trong tháng Chín. Chỉ số đo lường các thay đổi trong ngành theo tháng đã xuống mức thấp nhất từ tháng 6/2009.

“Tôi cho rằng báo cáo PMI về sản xuất Mỹ là yếu tố làm thay đổi tình hình,” theo Fawad Razaqzada, nhà phân tích kỹ thuật tại Forex.com.

Dù người tiêu dùng là thành tố quan trọng hơn so với sản xuất trong kinh tế Mỹ, các nhà đầu tư không thể làm ngơ trước sự suy giảm này. Hiện tại, mối lo chính là liệu điều này có lan rộng làm yếu người tiêu dùng hay không.

“Cho đến nay, sản xuất Mỹ và những mảng khác trong nền kinh tế vẫn kiên cường bất chấp sự yếu kém trong các khu vực kinh tế khác nhu khu vực đồng euro và Trung Quốc… Nhưng hiện các nhà đầu tư lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng đã bị ảnh hưởng,” ông Razaqzada nói.

Ông Trump cho rằng đợt bán tháo của thị trường là do cuộc điều tra luận tội và chính sách tiền tệ của Quỹ Dự trữ Liên bang.

Cho đến nay, các thị trường đã bỏ qua cuộc điều tra, nhưng nó vẫn làm tăng thêm rủi ro trong tâm trí nhà đầu tư. Những rủi ro toàn cầu khác bao gồm tình trạng không chắc chắn xung quanh Brexit và những lo ngại địa chính ở Trung Đông, cùng nhau vẽ ra một triển vọng ảm đạm cho tăng trưởng toàn cầu.

Thị trường đang chuyển vào trạng thái “bán trước, hỏi sau,” theo Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường cao cấp tại LPL Financial.

“Tháng Mười luôn là một trong những tháng biến động nhất và chỉ sau hai ngày, điều này thật không ngoa,” ông Detrick nói thêm.

Số liệu đáng thất vọng tăng vào đầu ngày thứ Tư, khi báo cáo tiền lương tư nhân tháng Chín làm giảm các kỳ vọng. Báo cáo cũng điều chỉnh xuống đáng kể số liệu tháng Tám, làm tăng thêm lo lắng trước báo cáo việc làm Mỹ sẽ có vào thứ Sáu.

Cho đến nay, người tiêu dùng Mỹ vẫn giữ cho nền kinh tế tiếp tục tiến lên, một phần vì Hoa Kỳ đang trong tình trạng đầy đủ việc làm. Nếu điều này thay đổi, tăng trưởng GDP có thể bị ảnh hưởng.

Khánh Lâm lược dịch

Theo CNN


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1