Chứng khoán Thứ ba, 18/06/2019, 15:13 GMT+7
Cổ phiếu châu Á chao đảo vì các căng thẳng thương mại, chính trị; sự tập trung hướng vào cuộc họp của Fed

Cổ phiếu châu Á khởi đầu chao đảo vào thứ Hai, 17/6, khi các nhà dầu tư thận trọng trước cuộc họp được theo dõi sát sao của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, trong khi các căng thẳng chính trị ở Trung Đông và Hong Kong kềm chế ham muốn chấp nhận rủi ro.

a1 asiastocks

Chỉ số cổ phiếu châu Á Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI khởi đầu thấp hơn một ít và không đổi nhiều, trong khi chỉ số Nikkei của Nhật không đổi.

Chứng khoán Wall Street kết thúc ngày thứ Sáu thấp hơn khi các nhà đầu tư trở nên thận trọng trước cuộc họp trong tuần này của Fed, trong khi có cảnh báo từ Broadcom về nhu cầu chậm lại gây áp lực lên các nhà sản xuất chip và tăng thêm các lo ngại về thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

“Tuần lễ sắp tới có thể khiến các nhà đầu tư rõ ràng hơn trên ba chiến tuyến vốn luôn là cội nguồn của sự không chắc chắc. Cuộc họp của FOMC, với các dự báo được cập nhận, chiếm vị trí trung tâm,” theo Marc Chandler, trưởng chiến lược gia thị trường tại Bannockburn Global Forex.                

Một chỉ số tư nhân về mảng sản xuất của khu vực đồng euro cũng như các căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng sẽ được theo dõi chặt, ông Chandler nói.

Các thị trường tài chính vẫn luôn bị xáo trộn từ khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung bất ngờ leo thang vào đầu tháng Năm, khiến các nhà đầu tư ngày càng lo lắng tình trạng bế tắc kéo dài có thể đẩy kinh tế toàn cầu vào suy thoái.

Khiến căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo vào Chủ Nhật cho biết Tổng thống Donald Trump sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền của Hong Kong với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc họp có khả năng sẽ diễn ra giữa hai nhà lãnh đạo tại cuộc họp thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản cuối tháng này.

Vào Chủ Nhật, 16/5, hàng trăm ngàn người biểu tình áo đen ở Hong Kong đã yêu cầu lãnh đạo thành phố được Bắc Kinh ủng hộ, bà Carrie Lam, từ chức do vì cách thức bà xử lý một dự luật sẽ cho phép dẫn độ sang Trung Quốc, khiến bà phải đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi.

Căng thẳng địa chính ở Trung Đông khiến tình trạng bất ổn đối với các nhà đầu tư tăng thêm một nấc sau khi Hoa Kỳ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman tuần trước.

Hy vọng các ngân hàng trung ương sẽ nới lỏng tiền tệ giúp kềm chế một số lo lắng, và tất cả đều hướng về cuộc họp hai ngày của Fed vào thứ Ba.

Số liệu doanh số bán lẻ mạnh ở Mỹ đưa dự kiến về một đợt cắt giảm lãi suất của Fed trong cuộc họp tuần này xuống từ 28.3% còn 21.7% vào thứ Năm, theo công cụ FedWatch của CME Group. Tuy nhiên, các khoản cược nới lỏng trong cuộc họp tháng Bảy vẫn cao, ở mức 85%.

Ngân hàng Nhật Bản cũng họp trong tuần này và được nhiều người dự kiến sẽ củng cố cam kết duy trì chương trình kích thích lớn thêm một thời gian nữa.

Báo cáo bán lẻ cũng đưa lợi suất trái phiếu Mỹ ngắn hạn lên cao hơn, khiến đường cong lợi suất không đổi.

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức 2.091% trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm tăng nhẹ, thu hẹp chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu 10 năm và 2 năm còn 23.6 điểm so với hơn 30 điểm vào đầu tháng này.

Một thăm dò của Reuters cho thấy số lượng nhà kinh tế dự kiến các nhà hoạch định chính sách Fed sẽ giảm lãi suất trong năm nay đang tăng, dù đa số vẫn cho rằng họ sẽ giữ ổn định.

Trong các thị trường tiền tệ, chỉ số dollar so với nhóm sáu đồng tiền chính tăng lên 97.583 điểm vào thứ Sáu, mức cao nhất trong gần hai tuần, sau khi số liệu doanh số bán lẻ của Mỹ làm giảm các lo ngại nền kinh tế lớn nhất thế giới đang phát triển chậm lại.

Chỉ số này cuối cùng đứng ở mức 97.511, trong khi euro đạt $1.1220, gần mức thấp trong phạm vi giao dịch hàng tuần.

Giá dầu tiếp tục tăng vào thứ Hai, 17/6, sau khi các cuộc tấn công tàu chở dầu vào tuần trước dấy lên quan ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung, nhưng giá vẫn trên đà giảm tính theo tuần do lo ngại các tranh chấp thương mại sẽ làm tổn thương nhu cầu dầu.

Giá dầu Brent kỳ hạn tăng 0.2% lên $62.13/thùng, trong khi dầu thô Mỹ WTI kỳ hạn tăng 0.2% lên $52.60.

Giá vàng giao tại chỗ giảm nhẹ 0.1% còn $1,340.25/ounce sau khi chạm đỉnh trong 14 tháng vào thứ Sáu.

Bitcoin tăng mạnh qua đêm lên $9,391.85, mức cao nhất trong 13 tháng. Giá cuối cùng chốt ở $9150.15.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1