Chứng khoán Thứ sáu, 12/07/2019, 14:55 GMT+7
Cổ phiếu châu Á giảm khi ông Trump khơi lại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Cổ phiếu châu Á lại thụt lùi vào thứ Sáu khi lo lắng về những căng thẳng thương mại mới giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ảnh hưởng đến tâm lý trước khi có số liệu thương mại tháng Sáu từ Trung Quốc, dù kỳ vọng Quỹ Dự trữ Liên Bang Mỹ sẽ giảm lãi suất vào cuối tháng kềm chế các khoản giảm.

jl12 asia

Những khoản cược này vẫn mạnh dù lạm phát tiêu dùng Mỹ tăng trong tháng Sáu, giúp đẩy chỉ số S&P 500 lên mức kỷ lục khi đóng cửa vào thứ Năm. Chỉ số S&P 500 e-mini kỳ hạn ESc1 cuối cùng tăng 0.21% lên 3,010.25.

Vào thứ Năm, 11/7, Chủ tịch Fed, ông Jerome Powell, tỏ dấu hiệu có khả năng có một đợt giảm lãi suất trong cuộc họp sắp tới của Fed vì đầu tư doanh nghiệp chậm lại do các tranh chấp thương mại và tăng trưởng toàn cầu giảm.

Vào thứ Sáu, chỉ số cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương lớn nhất bên ngoài Nhật Bản của MSI giảm 0.05% trong các giao dịch sớm. Cổ phiếu Australia giảm 0.16% và chỉ số chứng khoán Nikkei giảm 0.11%.

“Các thị trường đã có một khoản lặng yên bình trong câu chuyện thương mại Mỹ - Trung từ khi có thông báo đình chiến và tái khởi động đàm phán tại cuộc họp G20. Không may, tin tức mới lại một lần nữa nổi lên,” các nhà phân tích ANZ viết trong một lưu ý buổi sáng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump vào thứ Năm cho rằng Trung Quốc không giữ lởi hứa mua sản phẩm nông nghiệp từ nông dân Mỹ.

“Dù không phải là một động lực thị trường lớn, điều này vẫn nhắc nhở mọi thứ có thể lại bùng phát một lần nữa.”

Trung Quốc sẽ công bố số liệu thương mại cho tháng Sáu vào thứ Sáu. Các nhà phân tích dự kiến xuất khẩu giảm do nhu cầu toàn cầu yếu và thuế suất Mỹ tăng mạnh gây thiệt hại nặng cho quốc gia thương mại lớn nhất thế giới.

Vào thứ Năm, S&P 500 tăng 0.23%, kết thúc ngày với mức cao kỷ lục 2,999.91 điểm và Dow Jones Industrial Average cũng đạt mức cao kỷ lục khi đóng cửa với 27,088.08 điểm, tăng 0.85% trong ngày.

Nasdaq Composite giảm 0.08%.

Dollar giảm 0.09% do với đồng yen còn 108.38 yen trong khi euro tăng 0.06% lên $1.1259.

Chỉ số dollar DXY theo dõi đồng tiền xanh với một nhóm sáu đồng tiền đối thủ lớn, không đổi, ở mức 97.044.

Giá dầu tăng lại sau khi giảm mạnh vào thứ Năm, sau khi Tổ chức các nước xuất khẩu (OPEC) cho biết họ dự kiến thế giới sẽ cần 29.27 triệu thùng/ngày từ các quốc gia thành viên OPEC trong năm 2020, ít hơn 1.34 triệu thùng/ngày so với năm nay.

Giá dầu thô Brent chuẩn toàn cầu LCOc1 tăng 0.53% lên $66.87/thùng và dầu thô Mỹ WTI CLc1 tăng 0.61% lên $60.57/thùng.

Giá vàng, bị kéo xuống do số liệu lạm phát tiêu dùng Mỹ mạnh hơn dự kiến, phục hồi một phần. Giá vàng giao ngay giao dịch tăng 0.28% lên $1,407.56/ ounce.

Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1