Cổ phiếu châu Á tăng nhờ GDP Mỹ mạnh, hướng tập trung vào Fed, Trung Quốc |
Các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ vào thứ Hai, 29/4, sau khi tăng trưởng kinh tế quý một của Mỹ bất ngờ tăng mạnh đẩy chỉ số S&P 500 lên mức cao kỷ lục, nhưng các khoản tăng bị hạn chế vì lo ngại ở những lĩnh vực kém lạc quan hơn trong báo cáo GDP. Các nhà đầu tư cũng đang chờ một cuộc họp của Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ trong tuần này và số liệu nhà máy của Trung Quốc để có thêm manh mối về chiều hướng chính sách ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chỉ số cổ phiếu châu Á – Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản lớn nhất của MSCI tăng không đến 0.1%, cao hơn một ít sau khi có khoản giảm lớn nhất tính theo tuần trong hơn một tháng vào tuần trước. Chi phí Australia giảm 0.26%, trong khi chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 0.4%. Các thị trường tài chính Nhật đóng cửa cho ngày nghỉ lễ dài, nhưng chỉ số kỳ hạn Nikkei 225 ở Singapore tăng 0.72%. Ngược lại với thị trường châu Á yếu kém tuần trước, Wall Street kết thúc ngày thứ Sáu với một khoản tăng sau khi số liệu cho thấy GDP Mỹ tăng trưởng 3.2% tính theo năm trong quý một. Chỉ số Công nghiệp trung bình Dow Jones tăng 0.31% lên 26,543 và Nasdaq Composite tăng 0.34% lên 8,146.40. The S&P 500 tăng 0.47% lên 2,939.88, mức đóng cửa cao kỷ lục thứ hai trong tuần. Stephen Innes, đối tác tại SPI Asset Management, cho rằng dù thu nhập cao hơn dự kiến có nâng đỡ thị trường, ông nhận thấy chỉ số S&P đang được định giá “quá mức.” “Chúng ta đã chuyển từ trạng thái khi chứng khoán tăng giá mà không ai muốn tham gia sang một cuộc đua điên cuồng nơi các quỹ đầu tư cũng như các nhà đầu tư theo đuổi thị trường như chó săn đuổi theo con thỏ máy,” ông viết trong một lưu ý. Dù số liệu GDP mạnh có giúp giảm lo ngại về một đợt suy thoái trước mắt, các nhà đầu tư lưu ý đây là do thâm hụt thương mại nhỏ hơn và số hàng chưa bán được tích tụ lớn, bởi chi tiêu người tiêu dùng và doanh nghiệp giảm mạnh. Trong một lưu ý đến khách hàng, các nhà phân tích tại National Australian cho rằng GDP mạnh vẫn có một “điểm yếu”, lạm phát yếu. “Chính suy nghĩ lạm phát đi xuống có thể đã khiến Fed giảm lãi suất trước khi kết thúc năm 2019 – thời điểm Fed thảo luận công khai việc muốn có thời kỳ lạm phát cao hơn mục tiêu để bù cho các khoản thiếu hụt trước kia – vốn khiến các thị trường lãi suất dự kiến khả năng nới lỏng trong năm 2019.” Báo cáo chỉ số tiêu dùng cá nhân cơ bản (PCE), chỉ số lạm phát yêu thích của Fed, sẽ có vào thứ Hai. Ngân hàng trung ương sẽ thông báo quyết định chính sách vào thứ Hai, theo đó chủ tịch Jerome Powell được cho là sẽ cân bằng giữa số liệu tăng trưởng mạnh với những quan ngại về triển vọng tăng trưởng toàn cầu. Các thị trường cũng trông chờ các khảo sát hoạt động nhà máy toàn cầu trong tuần này, đặc biệt các báo cáo chính thức và tư nhân về sản xuất của Trung Quốc, sẽ được phát hành vào thứ Ba. Dù số liệu từ Trung Quốc cho tháng Ba tốt hơn dự kiến đã giúp giảm đi e ngại kinh tế toàn cầu suy giảm mạnh, số liệu cũng dẫn tới một cuộc tranh luận Bắc Kinh có thể tiến hành kích thích kinh tế thêm bao nhiêu nữa mà không gây rủi ro tích lũy nợ cũng như các bong bóng tài sản. Trong các thị trường tiền tệ, dollar không đổi so với đồng yen, ở mức 111.61. Euro cũng hầy như không đổi, tăng 0.02% lên $1.1150. Chỉ số dollar, theo dõi đồng tiền xanh so với một nhóm sáu đồng tiền lớn khác, tăng nhẹ lên 98.033. Trường Sơn lược dịch
Theo Reuters
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|