Thị trường chứng khoán đang ra dấu hiệu cảnh báo |
Các dấu hiệu đã xuất hiện trong suốt mùa hè cho thấy đợt tăng vượt bậc trên thị trường chứng khoán là không bền vững. Những nhà đầu tư lạc quan đã đẩy giá trị thị trường của Tesla lên gần bằng với JPMorgan Chase và Citigroup - cộng lại. Vốn hóa thị trường 2 nghìn tỷ dollar của Apple gần đây đã vượt mức vốn hóa của 2,000 công ty trong Russell 2000. Và định giá thị trường kỳ hạn của S&P 500 đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ lần bong bóng dot-com. Sự phấn chấn rõ ràng đã chiếm lĩnh các thị trường tài chính. Chuyến tàu trên Phố Wall cuối cùng cũng trật bánh vào thứ Năm, 3/9, khi chỉ số Dow lao dốc đến 1,026 điểm (3.5%), đóng cửa giảm 808 điểm (2.8%). Nasdaq giảm tới 5.8% khi những kẻ chiến thắng đại dịch như Apple, Zoom (ZM) và Peloton (PTON) đều đi xuống. Cả Amazon hùng mạnh cũng giảm 5%, dù vẫn tăng đến 82% trong năm. Hiện tại, câu hỏi đặt ra là liệu đợt phục hồi có nhanh chóng trở lại đúng hướng hay đây là khởi đầu của một đợt “điều chỉnh” lớn hơn trên thị trường chứng khoán. Một dấu hiệu cảnh báo cho thấy có thể sẽ xảy ra nhiều bất ổn hơn là những diễn biến bất thường trong chỉ số biến động VIX được theo dõi chặt chẽ. Thông thường, VIX im ắng khi chứng khoán Mỹ ở các mức cao kỷ lục. Nhưng một số nhà phân tích thị trường đã tỏ ra lo ngại trong những ngày gần đây do VIX tiếp tục tăng - ngay cả khi S&P 500 đạt mức cao mới. Trên thực tế, VIX đã đạt mức cao nhất từ trước đến nay đối với S&P 500, theo Bespoke Investment Group và Goldman Sachs. Mức cao trước đó được lập vào tháng 3/2000 trong thời kỳ bong bóng dot-com. “Đây là một cảnh báo quan trọng. Thị trường đang ở vị trí rất rủi ro, làm tăng nguy cơ thị trường sụp đổ," theo Daryl Jones, giám đốc nghiên cứu của Hedgeye Risk Management. Khi chứng khoán Mỹ tăng và chỉ số VIX ở mức thấp (và thường đi xuống), thông thường đối với các nhà đầu tư đó là tín hiệu đèn xanh. "Bạn muốn theo đuổi điều đó. Nhưng thị trường chứng khoán cao hơn với mức độ biến động cao hơn nói cho ta biết rủi ro đang tăng lên", ông Jones nói. 'Dấu hiệu đáng lo ngại' VIX chỉ ở mức 33, thấp hơn nhiều so với mức cao kỷ lục khi đóng cửa 86.69 được thiết lập vào ngày 16/3 khi đại dịch đẩy thế giới vào hỗn loạn. Khi đó, VIX đang trên đà tăng thẳng đứng là hợp lý. Chỉ số S&P 500 trải qua ngày tồi tệ nhất kể từ năm 1987. Chỉ số Dow mất đến 2,997 điểm, (12.9%.) Việc bán ra quá lớn đến mức giao dịch trên Sàn giao dịch chứng khoán New York phải tạm dừng trong 15 phút ngày hôm đó. Nhưng thị trường tài chính ngày nay đang ở trong bối cảnh hoàn toàn khác – theo đó VIX thường thấp hơn nhiều. Chỉ số S&P 500 kết thúc ở mức cao kỷ lục vào thứ Tư, tăng 60% so với mức thấp nhất ngày 23/3. Chỉ số Dow Jones thậm chí đóng cửa trên 29,000 lần đầu tiên kể từ tháng Hai. Chỉ số đo cảm tính thị trường CNN Business Fear & Greed Index ở mức "tham lam cực độ". "Đây là dấu hiệu đáng lo ngại", theo Jim Bianco, chủ tịch Bianco Research, khi nói về mức cao của VIX. Theo ông Bianco, biến động thường giảm khi cổ phiếu tăng giá, bởi các nhà đầu tư cảm thấy ít cần mua VIX như một bảo hiểm chống lại sự suy giảm hơn. Nhưng mô hình đó đã bị phá vỡ. Bianco cho biết: “Khi giá tăng theo cách khiến mọi người lo ngại, thị trường đã bị cường điệu và tình trạng biến động gia tăng, giá cũng tăng, điều đó thường không bền vững và sẽ có điều chỉnh.” Fed, hy vọng vào vaccine củng cố cho đợt tăng giá kéo dài năm tháng Sự phục hồi ngoạn mục trên Phố Wall được thúc đẩy nhờ mức viện trợ khẩn cấp khó tin từ Quỹ Dự trữ Liên bang Mỹ, giảm lãi suất xuống zero, mua hàng nghìn tỷ dollar trái phiếu và hứa hẹn sẽ giữ kiểm soát chừng nào vẫn còn cần thiết. Cuộc giải cứu của Fed vượt qua những mức hỗ trợ kỷ lục từ chính phủ liên bang. Các nhà đầu tư cũng lạc quan một loại vaccine sẽ sớm được phổ biến rộng rãi, dù Tiến sĩ Anthony Fauci, bác sĩ bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ, đã dội một gáo nước lạnh vào quan điểm đó vào thứ Năm trên CNN. Phần đáng ngạc nhiên nhất trong việc chỉ số VIX gia tăng là điều này diễn ra với nguồn tiền được nới lỏng từ Fed, vốn được thiết kế để kiểm soát biến động. Jones, giám đốc điều hành Hedgeye, so sánh những nỗ lực của Fed trong việc giảm bớt biến động với việc đẩy một quả bóng dưới nước. “Cuối cùng, quả bóng dưới nước sẽ phát nổ cao hơn,” ông nói. Nhưng Randy Frederick, phó chủ tịch giao dịch và chứng khoán phái sinh tại Charles Schwab, cho rằng những lo ngại về sự gia tăng của VIX song song với thị trường chứng khoán là "hơi bị thổi phồng". “Đó là một dấu hiệu cảnh giác hơn là một nút hoảng loạn,” ông Frederick nói. Những bồn chồn trước bầu cử Đầu tiên, ông chỉ ra thực tế rằng VIX thường phản ứng với thị trường sụp đổ chứ không dự đoán sự sụp đổ của thị trường. Thứ hai, ông Frederick cho rằng có những lý do rất chính đáng khiến các nhà đầu tư lo lắng vào lúc này, cụ thể là cuộc bầu cử sắp diễn ra và đại dịch. "Chúng ta có một tình huống rất bất thường ở đây," ông nói. "Chúng ta có một cuộc bầu cử rất gay cấn chỉ trong 60 ngày và vẫn chưa biết khi nào sẽ có được vaccine để thoát khỏi mớ hỗn độn này." Các chiến lược gia Goldman Sachs chỉ ra rằng các hợp đồng kỳ hạn VIX vào khoảng đầu tháng 11 đã tăng đột biến, có thể do "lo ngại của nhà đầu tư về tình trạng biến động cao độ xung quanh cuộc bầu cử Hoa Kỳ." Cụ thể, ngân hàng Street Wall cho rằng các nhà đầu tư có thể lo ngại sẽ "mất nhiều thời gian hơn bình thường để xử lý” kết quả bầu cử. Paul Hickey, đồng sáng lập của Bespoke Investment Research, cho rằng dù có những giải thích vì sao VIX lại cao như vậy, điều đó không có nghĩa nên bỏ qua. Theo ông Hickey, “Thị trường đã tăng tốc lớn, vì vậy khi gặp phải một va chạm trên đường, phản ứng có nhiều khả năng lớn hơn nếu chúng ta va chạm với tốc độ chậm.” Đặt cược vào đợt tăng giá này này là không khôn ngoan, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Nhưng giá sẽ không đi lên mãi. Phong Lữ lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|