Sự kiện Thứ sáu, 17/04/2020, 09:42 GMT+7
WHO: Biến đổi khí hậu và các thành phố đông đúc làm bùng phát dịch bệnh

Không có gì phải “thắc mắc” về việc những thay đổi trong nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm đang thúc đẩy dịch bệnh truyền nhiễm trên khắp thế giới, nhưng tác động của các hệ thống thời tiết thay đổi nhanh chóng đối với virus corona vẫn chưa được biết, theo các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

a17 who

các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu về Covid-19, virus này đã cho thấy khả năng tăng tốc ở một số vùng khí hậu khác nhau,” theo Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, người đứng đầu đơn vị bệnh và bệnh truyền nhiễm mới của WHO, phát biểu với các phóng viên trong cuộc họp báo tại trụ sở WHO ở Geneva.

Nếu các bạn còn nhớ, bệnh này bắt đầu ở nhiệt độ rất lạnh, rất khô, độ ẩm rất thấp, nói. Chúng ta không hoàn toàn biết được virus này đã bị ảnh hưởng như thế nào.

Trung Quốc báo cáo những trường hợp nhiễm virus corona được biết đến đầu tiên lên WHO ngày 31/12 khi đất nước đang vào giữa đông. Kể từ đó, virus đã lan rộng đến gần như mọi quốc gia trên toàn cầu và lây nhiễm hơn 2 triệu người trong một loạt các môi trường khác nhau.

Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO, cho biết có nhiều bệnh khác được biết nhạy cảm với khí hậu.

“Các bạn đã thấy những đợt bùng phát dịch tả trên toàn thế giới có liên quan đến lũ lụt hoặc hạn hán, chúng có liên quan đến việc có quá nhiều hoặc quá ít nước,” ông nói.

Theo ông Ryan, một số môi trường nhất định, như những thành phố đông dân, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Pakistan, nơi có hơn 6,000 trường hợp Covid-19 tính đến chiều thứ Tư, gặp khó khăn khi loại bỏ virus corona truyền nhiễm ở một số thành phố đô thị lớn hơn, ông Ryan nói. Mật độ dân số tại thành phố New York, nhiều gấp đôi so với Los Angles, được cho là đã giúp thúc đẩy virus corona bùng phát tại đây.

Thật không may, theo nhiều cách, những quần thể cư dân này gần như đổ dầu thêm lửa và không chỉ lửa Covid mà còn một số bệnh khác, ông nói.

Loại virus này thường được so sánh với cúm mùa, cũng làm hàng triệu người mắc bệnh mỗi năm.

Tháng trước, các quan chức y tế Hoa Kỳ cảnh báo người Mỹ cần chuẩn bị cho một đợt bùng phát thứ hai ở Hoa Kỳ. Các nhà khoa học cho rằng virus này có thể bùng phát theo mùa và sống trong điều kiện ấm hơn giống như bệnh cúm, nhưng điều đó cũng có nghĩa nó có thể quay lại vào mùa thu.

“Điều này có thể trở thành một chu kỳ theo mùa hay không? Tôi luôn luôn nói với các bạn rằng tôi nghĩ điều đó rất có thể, Tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, cho biết trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 25/3.

Những gì chúng ta bắt đầu nhìn thấy ở Nam bán cầu Nam Phi và các quốc gia Nam bán cầu, là có những trường hợp xuất hiện khi những nước này vào đông. Nếu những nước này bùng phát dịch đáng kể, điều không thể tránh khỏi sẽ là chúng ta cần chuẩn bị sẽ có một chu kỳ dịch bệnh lần hai.

Các nhà khoa học cũng vẫn đang tìm hiểu về nguồn gốc của virus. Trước đó trong vụ dịch, các nhà khoa học cho rằng coronavirus xuất hiện từ một chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc, có khả năng bắt nguồn từ dơi và sau đó chuyển sang một vật chủ trung gian, có thể là tê tê.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1