Sự kiện Thứ ba, 22/05/2018, 10:22 GMT+7
EU phản kích nhằm vô hiệu hóa các cấm vận của Mỹ chống Iran

Châu Âu đang phản kích chóng lại nỗ lực cô lập Iran của Tổng thống Donald Trump với các quy định mới khi bảo vệ các công ty châu Âu trước các cấm vận của Mỹ.

m22-iran

Vào thứ Sáu, 18/5, Ủy ban Châu Âu cho biết họ đang lên kế hoạch bảo vệ các công ty có trụ sở ở châu Âu đang tiếp tục giao thương với Iran bất chấp quyết định rời bỏ thỏa thuận hạt nhân quốc tế và tái áp dụng các lệnh cấm vận của ông Trump.

Động thái này, được cả 28 quốc gia thành viên EU ủng hộ, là một phần trong nỗ lực của Đức, Pháp và Anh nhằm bảo vệ thỏa thuận năm 2015 đã hứa hẹn mang đến các lợi ích kinh tế cho Iran để đổi lại lời hứa họ sẽ hạn chế chương trình hạt nhân. Nếu EU không thể đảm bảo tiếp tục giao thương và đầu tư, Iran khó có động lực để tiếp tục tham gia.

EU cũng khuyến khích các quốc gia thành viên tìm kiếm khả năng tiến hành các khoản thanh toán một lần với ngân hàng trung ương Iran nhằm củng cố hoạt động thương mại dầu mỏ của quốc gia OPEC này, hoạt động có tính sống còn đối với triển vọng kinh tế của Iran.

Biện pháp quan trọng nhất được đưa ra vào thứ Sáu là “đạo luật ngăn chặn.” Đạo luật này sẽ bảo vệ các công ty châu Âu trước các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhưng có thể khiến họ chịu các trừng phạt của châu Âu nếu lựa chọn cắt đứt quan hệ với Iran.

“Đây là sự leo thang căng thẳng đáng kể giữa Mỹ và EU,” theo Judith Lee, một luật sư thương mại quốc tế tại Gibson Dunn in Washington, DC. “Họ thật sự hành động rất nhanh … để đưa ra quan điểm về vấn đề này.”

Vào Chủ Nhật, Phó ngoại trưởng Iran, ông Abbas Araqchi đã cho Pháp, Đức và Anh 60 ngày để đảm bảo các quan hệ kinh doanh giữa các nước này sẽ vẫn tiếp tục, theo Thông tấn xã Cộng hòa Iran.

“Tôi cho rằng động thái này rõ ràng là dấu hiệu dành cho Iran rằng châu Âu sẽ không từ bỏ mà không chiến đấu với Hoa Kỳ,” theo Thomas Gratowski, một chuyên gia về Iran tại hãng tư vấn Global Counsel.

Liên minh châu Âu xuất khẩu gần 11 tỷ euro (13 tỷ USD) hàng hóa sang Iran trong năm 2017, nhiều hơn gần 100 lần so với hàng xuất khẩu của Mỹ sang nước này.

“Mâu thuẩn không thể giải quyết”

Thông báo vào thứ Sáu đưa các công ty vào thế khó xử, tạo ra một “mâu thuẩn không thể giải quyết về pháp luật,” bà Lee nói.

Họ sẽ có một lựa chọn: ngừng giao dịch với Iran để tuân theo luật Hoa Kỳ, nhưng vi phạm các quy định của EU. Hoặc tiếp tục kinh doanh với Iran để tuân theo các quy định của EU, nhưng sẽ đối mặt với các lệnh trừng phạt của Mỹ.

“Không cách nào để vượt qua được,” bà Lee nói thêm.

Các công ty châu Âu lớn với các hoạt động quy mô tại Mỹ có thể sẽ cảm thấy bị buộc phải vi phạm các quy định của EU khi thu hẹp kinh doanh tại Iran. Những công ty với không có nhiều ràng buộc với Mỹ hơn có thể tiếp tục giao dịch với Iran.

“Tôi không nghĩ rằng sẽ có sự nhất quán” trong phản ứng của các doanh nghiệp.

Giá trị thực tế “hạn chế”

Các chuyên gia hoài nghi việc châu Âu cuối cùng sẽ thực thi một quy định như thế đến mức nào và điều này sẽ mang đến được bao nhiêu lợi ích cho Iran.

Pháp, chẳng hạn, sẽ không muốn đưa ra các trừng phạt đối với một công ty như Renaut vì họ có cổ phần trong công ty này, ông Gratowski nói.

“Kết cục có thể là tự mình bắn vào chân mình. Giá trị thực tế của quy định này rất hạn chế.”

Ngoài ra, theo “đạo luật ngăn chặn”, những công ty phải chịu tổn thất tài chính do các lệnh trừng phạt của Mỹ sau đó có thể khôi phục thiệt hại “từ người gây ra chúng.”

Ông Gratowski tin rằng sẽ là không thể để phục hồi thiệt hại từ Mỹ.

Các công ty lớn phản ứng thận trọng

Vào thứ Tư, công ty Total của Pháp cho biết họ không thể tiếp tục dự án trị giá 2 tỷ USD phát triển mỏ khí đốt South Pars của Iran do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt. Hãng đã không phản hồi ngay lập tức trước yêu cầu bình luận về các biện pháp củaa EU.

CEO của Siemens, người vào đã cho biết công ty không thể nhận các hoạt động kinh doanh mới với Iran, cho biết quan điểm của họ không đổi.

“Chúng tôi sẽ… rất thận trọng phân tích các bước có liên quan đến lệnh cấm vận được Hoa Kỳ và EU thông báo. Trước đây chúng tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các hạn chế kiểm soát xuất khẩu có liên quan và sẽ tiếp tục như thế trong tương lai.”

PSA, kinh doanh xe Peugeot, cho biết họ sẽ “đi theo tiến triển của chủ đề này, trong đó có quan điểm chính thức và duy nhất của Liên minh châu Âu về vấn đề này.”

Airbus lập lại vào thứ Sáu họ sẽ “hoàn toàn tuân thủ các lệnh trừng phạt và các quy định kiểm soát xuất khẩu.” Nhưng hãng sản xuất máy bay cho biết họ sẽ không thể xuất khẩu các máy bay thương mại cho Iran mà không có giấy phép từ Cơ quan Kiểm soát Tài sản nước ngoài thuộc Bộ Tài chính Mỹ.

Phong Lữ lược dịch
Theo CNN Money

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1

 

dai-viet-huong-2