Sự kiện Thứ tư, 03/06/2020, 14:15 GMT+7
Các nhà khoa học cho biết họ đã tìm thấy không khí sạch nhất trên Trái đất

Các nhà khoa học tin rằng họ đã xác định được không khí sạch nhất thế giới, không có các hạt từ hoạt động của con người, nằm ở phía Nam Băng Dương, bao quanh Nam Cực.

jn3 air

Trong một nghiên cứu đầu tiên về thành phần vi sinh vật trong không khí của Nam Băng Đại Dương, các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Colorado đã xác định một vùng khí quyển không bị thay đổi vì hoạt động của con người.

Thời tiết và khí hậu được liên kết chặt chẽ, kết nối từng phần trên thế giới với các khu vực khác. Khi khí hậu thay đổi nhanh chóng do hoạt động của con người, các nhà khoa học và nhà nghiên cứu khá khó khăn để tìm được một góc Trái đất không bị ảnh hưởng bởi con người.

Tuy nhiên, giáo sư Sonia Kreidenweis và nhóm của bà cho rằng không khí trên Nam Băng Dương sẽ ít bị ảnh hưởng nhất bởi con người và bụi từ các lục địa khác.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng không khí lớp biên, cung cấp các đám mây thấp hơn trên Nam Băng Dương, không có các hạt bụi mịn được tạo ra do hoạt động của con người– trong đó có việc đốt nhiên liệu hóa thạch, trồng trọt, sản xuất phân bón và xử lý nước thải - hoặc được đưa đến từ những quốc gia khác trên thế giới.

Ô nhiễm không khí là do các hạt bụi mịn gây ra, đó là các hạt và khí rắn và lỏng lơ lửng trong không khí.

Các nhà nghiên cứu quyết định nghiên cứu những gì có trong không khí, và chúng đến từ đâu, sử dụng vi khuẩn trong không khí làm công cụ chẩn đoán để suy ra các tính chất của vùng khí quyển thấp hơn.

Nhà khoa học nghiên cứu và đồng tác giả của nghiên cứu, ông Thomas Hill, giải thích "Những hạt bụi mịn kiểm soát các tính chất của các đám mây trên Nam Băng Dương có mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình sinh học đại dương và Nam Cực dường như được cô lập trước sự phân tán về phía nam của các vi sinh vật và chất dinh dưỡng lắng đọng từ các lục địa phía nam," ông nói trong một tuyên bố.

"Nhìn chung, điều này gợi ý rằng Nam Băng Dương là một trong số rất ít nơi trên Trái đất bị ảnh hưởng tối thiểu bởi các hoạt động nhân tạo", ông nói thêm.

Các nhà khoa học đã lấy mẫu không khí ở mức ranh giới biển - một phần của bầu khí quyển tiếp xúc trực tiếp với đại dương - khi trên một chiếc thuyền nghiên cứu đi về phía nam đến rìa băng Nam Cực từ Tasmania, Australia. Các nhà khoa học sau đó kiểm tra thành phần của các vi khuẩn trong không khí, được tìm thấy trong khí quyển và thường được gió phát tán đi hàng ngàn kilometers.

Sử dụng trình tự DNA, theo dõi nguồn và các quỹ đạo ngược gió, các nhà khoa học và tác giả thứ nhất Jun Uetake phát hiện nguồn gốc của các vi sinh vật là từ đại dương.

Từ kết cấu vi khuẩn của các vi sinh vật, các nhà nghiên cứu kết luận bụi mịn từ những khối đất ở xa và các hoạt động của con người, như ô nhiễm hoặc khí thải do thay đổi sử dụng đất, không đi về phía nam và tiến vào không khí.

Theo các nhà khoa học, kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt so với tất cả các nghiên cứu khác từ các đại dương cả ở bán cầu bắc và cận nhiệt đới, trong đó phát hiện hầu hết các vi khuẩn đều đến từ các lục địa theo ngược chiều gió.

Trong nghiên cứu, được công bố trong Kỷ yếu của tạp chí Khoa học Quốc gia, các nhà khoa học mô tả khu vực này "thực sự nguyên sơ".

Ô nhiễm không khí là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu và giết chết bảy triệu người mỗi năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Các nghiên cứu chỉ ra ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và ung thư phổi.

Hơn 80% người dân sống ở khu vực thành thị có theo dõi ô nhiễm không khí phải chịu mức chất lượng không khí vượt quá giới hạn theo hướng dẫn của WHO, và các nước có thu nhập thấp và trung bình phải chịu mức phơi nhiễm cao nhất.

Tuy nhiên, như các nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm không khí có thể vượt qua ranh giới địa lý, và ảnh hưởng đến con người sống cách xa hàng trăm dặm.

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNN

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1