Đường tàu cao tốc đầu tiên của Tây Tạng đi vào hoạt động |
Lần đầu tiên, du khách ở Tây Tạng có thể thưởng ngoạn quang cảnh núi non của khu vực với tốc độ cao. Một tuyến đường sắt dài 435 km (250 dặm) nối thủ phủ Lhasa của Tây Tạng với thành phố Nyingchi đã đi vào hoạt động ngày 25/6, khiến tất cả 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đại lục đều có đường tàu cao tốc. 47 hầm, 121 cầu Xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc ở Tây Tạng, được mệnh danh là "nóc nhà thế giới", không phải là một công việc dễ dàng. Khoảng 90% tuyến đường, mất sáu năm để xây dựng, nằm ở độ cao hơn 3,000m so với mực nước biển. Tuyến Lhasa-Nyingchi có 47 đường hầm và 121 cây cầu - chiếm khoảng 75% toàn tuyến, gồm Cầu đường sắt Zangmu dài 525m, cây cầu vòm lớn nhất và cao nhất thuộc loại này trên thế giới. 36.6 tỷ Nhân dân tệ (5.6 tỷ USD) đã được chi để xây dựng tuyến, sử dụng loạt tàu điện cao tốc Fuxing do Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc thuộc sở hữu nhà nước phát triển và vận hành. Di chuyển ở độ cao lớn, tàu Fuxing được trang bị hệ thống cung cấp oxy tự động, giúp giữ mức oxy không đổi 23.6% - cao hơn một chút so với mức trung bình 21% trong khí quyển bình thường. Cửa sổ của các đoàn tàu được trang bị một lớp kính đặc biệt được thiết kế để chống lại cường độ tia cực tím cao của khu vực. Các đoàn tàu Fuxing triển khai trên tuyến Lhasa-Nyingchi có chín ga được chạy bằng cả động cơ đốt trong và động cơ điện. Động cơ kép cho phép tàu đạt được sức kéo mượt mà trong suốt hành trình kéo dài 2.5 giờ trên cả hai tuyến đường sắt có điện và không điện. Tàu hoạt động với tốc độ khoảng 160 km/giờ, chậm hơn nhiều so với tốc độ tối đa 350 km/giờ du khách trải nghiệm trên nhiều tuyến khác của Trung Quốc. Tuyến đường Lhasa-Nyingchi là một phần của Đường sắt Tứ Xuyên-Tây Tạng, tuyến dài 1,740 km sẽ nối Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, với Lhasa, rút ngắn thời gian di chuyển giữa hai thành phố từ 48 giờ xuống còn 13 giờ. Việc xây dựng đã được chia thành ba giai đoạn. Phân đoạn đầu tiên - Đường sắt Thành Đô-Ya'an - khai trương năm 2018. Lhasa-Nyingchi là phân đoạn hoàn thành thứ hai. Công việc trên tuyến Đường sắt Ya'an-Nyingchi cuối cùng bắt đầu trong năm 2020 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2030. Lhasa-Nyingchi là tuyến đường sắt điện khí hóa đầu tiên của Tây Tạng. Đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng hiện có, tuyến đường dài 1,142km chạy bằng đầu máy diesel, được đưa vào hoạt động năm 2006 và được cho là tuyến xe lửa cao nhất thế giới, nối Tây Ninh, ở tỉnh Thanh Hải, với Lhasa. Thể hiện sức mạnh kinh tế của Trung Quốc Trải dài trong khu vực tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc, Đường sắt Lhasa-Nyingchi chỉ là một phần nhỏ trong mạng lưới đường sắt tốc độ cao đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc. Gần 40,000km tuyến đường đan xen trên cả nước, kết nối tất cả các cụm thành phố lớn của Trung Quốc. Mạng lưới dự kiến sẽ mở rộng lên 70,000km đến năm 2035. Giống như các tàu cao tốc Shinkansen của Nhật Bản vào những năm 1960, chính quyền Bắc Kinh coi đường sắt cao tốc là biểu tượng cho sức mạnh kinh tế và sự thịnh vượng ngày càng tăng của đất nước. Đối với Đảng Cộng sản cầm quyền của Trung Quốc và nhà lãnh đạo Tập Cận Bình, đường sắt cao tốc cũng là một công cụ mạnh mẽ để gắn kết xã hội, ảnh hưởng chính trị và hội nhập các khu vực khác nhau với các nền văn hóa riêng biệt vào dòng chính. "Việc xây dựng những tuyến đường sắt mới là một phần trong kế hoạch lớn của ông Tập Cận Bình 'tích hợp thị trường quốc gia rộng lớn'", theo Olivia Cheung, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi (SOAS) của Đại học London. "Điều này cũng phản ánh 'triết lý phát triển mới' của ông ấy, trong đó 'phát triển phối hợp' là một khái niệm chính. "Kế hoạch của ông ấy vĩ đại ở chỗ nó không chỉ đơn giản kết nối các thành phố hiện có, mà còn kết nối những thành phố hiện có với các siêu đô thị mới đang được xây dựng từ đầu. Một ví dụ nổi tiếng mà ông Tập rất tự hào là Khu đô thị mới Hùng An ở tỉnh Hồ Bắc, cách Bắc Kinh khoảng 60 dặm về phía tây nam." Phong Lữ lược dịch
Theo CNN
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|