Sự kiện Thứ hai, 18/10/2021, 10:32 GMT+7
IEA: Khủng hoảng năng lượng đẩy mạnh nhu cầu dầu mỏ, đe dọa các mục tiêu khí hậu

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo tình trạng thiếu khí đốt và than đá có thể kích hoạt thị trường dầu mỏ phục hồi

o18 crisis

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, cuộc khủng hoảng năng lượng trên toàn thế giới đã vực dậy nhu cầu dầu mỏ, đe dọa tham vọng khí hậu của thế giới và sự phục hồi kinh tế toàn cầu từ Covid-19.

Cơ quan giám sát năng lượng toàn cầu cho biết tình trạng thiếu khí đốt và than ở những nền kinh tế lớn nhất, khiến giá thị trường năng lượng tăng vọt, có thể kích hoạt thị trường dầu mỏ phục hồi nhanh hơn dự kiến và đẩy nhu cầu lên trên mức trước đại dịch ngay vào năm sau.

Cơ quan có trụ sở tại Paris cho biết điều này sẽ làm tăng đáng kể chi phí cho các ngành công nghiệp đói năng lượng, cùng với các đợt mất điện, hoạt động công nghiệp có thể suy giảm và sự phục hồi kinh tế thế giới sau đại dịch chậm lại.

Theo IEA: “Giá than và khí đốt kỷ lục cũng như tình trạng mất điện đang khiến ngành điện và các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng chuyển sang dầu mỏ để duy trì hoạt động và các hoạt động sản xuất diễn ra ì ạch.”

Tại Trung Quốc, chỉ số giá sản xuất (PPI), phản ánh giá các nhà máy tính cho các bên bán buôn đối, tăng 10.7% trong tháng Chín so với cùng tháng năm ngoái. Lạm phát tại cổng nhà máy của Trung Quốc cao nhất trong 26 năm sau đợt tăng giá hàng hóa toàn cầu kéo dài nhiều tháng.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị giáng một đòn kép do giá hàng hóa tăng vọt và tình trạng mất điện tại ít nhất 20 trong số 31 tỉnh. Tháng trước, nền kinh tế Trung Quốc bất ngờ giảm tốc trong bối cảnh hạn chế sử dụng điện và giá hàng hóa và phụ tùng tăng cao khiến sản lượng sụt giảm.

IEA cho biết giá năng lượng tăng tạo thêm “áp lực lạm phát, cùng với các đợt mất điện, có thể khiến hoạt động công nghiệp giảm và phục hồi kinh tế chậm lại.”

Cảnh báo được đưa ra khi John Wood, giám đốc điều hành của công ty kỹ thuật hàng hải Harland & Wolff, dự báo nguồn cung cấp năng lượng của Vương quốc Anh suy giảm. Ông cho biết hãng dự kiến sẽ “thấy đèn đóm sắp tắt và các đợt thiếu điện sẽ diễn ra.” ‘Brownouts’ xảy ra khi một cơ sở giảm dòng điện đến một khu vực cụ thể để tránh mất điện.

Harland & Wolff đã lên kế hoạch tăng công suất lưu trữ khí đốt chung của Vương quốc Anh lên một phần ba với một cơ sở mới sử dụng các hang muối 1.500m dưới lòng đất gần Larne ở Hạt Antrim.

Tổng kho khí đốt của Vương quốc Anh là một trong những kho nhỏ nhất ở châu Âu, nhưng dự án Islandmagee của Harland & Wolff sẽ không kịp để xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng trước mắt đã đẩy giá khí đốt lên cao kỷ lục và làm phá sản 15 nhà cung cấp năng lượng nhỏ trong năm nay.

Daligas Limited, hãng cung cấp khí đốt cho khoảng 9,000 khách hàng trong và ngoài nước, đã trở thành nhà cung cấp mới nhất rút khỏi thị trường năng lượng vào chiều ngày 14/10, sau sự sụp đổ của Pure Planet hôm thứ Tư, hãng cung cấp năng lượng cho 235,000 hộ gia đình và Colorado Energy, cung cấp khí đốt và điện cho 15,000 ngôi nhà.

Có lo ngại sẽ có tới 18 nhà cung cấp nữa có thể phá sản trong những tuần sắp tới sau khi CNG tại Yorkshire, một hãng giúp các nhà cung cấp nhỏ tiếp cận khí đốt trên thị trường bán buôn, cảnh báo khách hàng của mình họ sẽ tạm dừng các chuyến hàng do rủi ro trong thị trường khí đốt.

Giá dầu hiện được dự kiến sẽ theo đà tăng ổn định của giá khí đốt toàn cầu khi nhu cầu dầu thô tăng. Nhu cầu dầu tăng gần đây, cao hơn bình thường 500,000 thùng/ngày, đã khiến giá thị trường tăng hơn một phần tư trong tám tuần qua, cộng thêm tác động của giá khí đốt và than đá cao kỷ lục. Giá dầu thô Brent đã lên tới gần $85/thùng, cao nhất trong ba năm qua.

Theo IEA, giá năng lượng có thể sẽ tiếp tục tăng. Cơ quan này dự đoán nhu cầu dầu sẽ vượt cung thêm 700,000 thùng/ngày trong phần còn lại của năm, cho thấy giá thị trường sẽ cao hơn trong những tuần tới. Goldman Sachs, một bên giao dịch dầu hàng đầu, đã nâng dự báo giá dầu lên $90/thùng cho năm nay.

Hôm thứ Tư, giám đốc điều hành của IEA, Fatih Birol, cho rằng nhu cầu dầu và than đá tăng mạnh có thể dẫn đến đợt gia tăng lượng khí thải CO2 lớn thứ hai trong lịch sử bởi vì các chính phủ đã không nắm bắt cơ hội để "phục hồi xanh" sau đại dịch.

IEA dự kiến nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng thêm 5.5 triệu thùng/ngày trong năm nay và 3.3 triệu thùng/ngày trong năm 2022 trong báo cáo thị trường mới nhất của họ.

“Chúng ta đang chứng kiến sự phục hồi không bền vững sau đại dịch,” ông Birol nói, đồng thời kêu gọi các chính phủ “hợp sức cùng nhau và đưa ra một thông điệp chính trị cho thế giới rằng chúng ta quyết tâm có một tương lai năng lượng sạch.”

Ông cũng bác bỏ những tuyên bố gần đây rằng cuộc khủng hoảng giá năng lượng một phần do nỗ lực thực hiện quá trình chuyển đổi là “không chính xác và sai lầm”. Trong một thế giới năng lượng sạch, “người tiêu dùng sẽ ít cảm nhận những cú shock do giá dầu và khí đốt tăng gấp đôi”, ông nói.

Khánh Lâm lược dịch
Theo The Guardian

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1