Châu Á - Thái Bình Dương có hai đối tượng thải carbon lớn nhất thế giới |
Châu Á - Thái Bình Dương là nơi có những nguồn phát thải carbon lớn nhất thế giới - và các chuyên gia cho rằng phần lớn nỗ lực toàn cầu nhằm chống biến đổi khí hậu tùy thuộc vào việc các nước Châu Á giảm sự phụ thuộc vào than đá. Khu vực này chiếm 52% lượng khí thải carbon dioxide toàn cầu vào năm ngoái, theo ấn bản mới nhất từ Đánh giá thống kê năng lượng tg của BP, một báo cáo được trích dẫn rộng rãi. Báo cáo cho thấy chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm 59% lượng khí thải của khu vực, trong khi Ấn Độ chiếm 13.7%. Các lãnh đạo toàn cầu và các nhà bảo vệ môi trường đã tập trung tại Glasgow, Scotland trong tháng này cho hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, COP26. Họ hy vọng cuối cùng sẽ loại bỏ dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch - bao gồm cả than đá - để giảm lượng khí thải carbon và hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Hôm thứ Năm, 28 quốc gia đã tham gia một liên minh quốc tế tập trung loại bỏ than đá, nhưng những quốc gia đốt than lớn nhất thế giới - như Trung Quốc và Ấn Độ - lại không tham gia. Chuyển sang năng lượng tái tạo 'quá chậm' Than đá chiếm hơn một phần tư mức tiêu thụ năng lượng sơ cấp của thế giới. Năng lượng sơ cấp là năng lượng ở dạng ban đầu - như than và dầu - và trước khi chúng được chuyển thành các tài nguyên khác. Theo dữ liệu trong báo cáo của BP, ít hơn một nửa - hoặc khoảng 47.8% - năng lượng tiêu thụ ở châu Á - Thái Bình Dương năm ngoái là từ than đá, tỷ lệ tiêu thụ cao nhất trong số các nhóm địa lý được nêu trong báo cáo, bao gồm Châu Phi, Châu Âu và Bắc Mỹ. Ở châu Á - Thái Bình Dương, than đá chiếm hơn một nửa năng lượng tiêu thụ ở Trung Quốc và Ấn Độ vào năm ngoái. Theo Gavin Thompson, Phó chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại hãng tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, việc khu vực chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo vẫn còn “quá chậm”. Tiêu thụ năng lượng theo nhóm địa lý
Loại nhiên liệu sơ cấp (% tổng số) trong năm 2020. Các loại khác đề cập đến năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng tái tạo
Lưu ý: * Cộng đồng các quốc gia độc lập gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Moldova, Liên bang Nga, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan.
BP Statistical Review of World Energy 2021
“Phần lớn điều này bắt nguồn từ chính sách của chính phủ. Và dù các mục tiêu phát thải ròng bằng không được đưa ra dày đặc và nhanh chóng… hầu như tất cả đều thiếu chi tiết về cách đạt được những mục tiêu này,” ông Thompson nói trong một báo cáo tháng Mười. “Nếu chính sách không tiến bộ, tăng trưởng trong tương lai của châu Á vẫn phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là than đá.” Phát thải ròng bằng không đề cập đến việc đạt được sự cân bằng tổng thể giữa phát thải khí nhà kính được tạo ra và phát thải khí nhà kính được loại bỏ khỏi bầu khí quyển, thông qua các phương tiện tự nhiên hoặc bằng cách sử dụng công nghệ thu giữ carbon còn non trẻ. Các nước châu Á tham gia Những quốc gia châu Á đã công bố cam kết về khí hậu gồm: • Trung Quốc, cho biết lượng khí thải carbon của họ sẽ đạt đỉnh đến năm 2030 trước khi trở thành trung tính carbon đến năm 2060. Nước này cũng cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than ở nước ngoài. • Ấn Độ, đang đặt mục tiêu đạt phát thải carbon ròng bằng 0 đến năm 2070. • Nhật Bản, cam kết trở thành trung hòa carbon đến năm 2050. Tiêu thụ năng lượng ở các nền kinh tế lớn Châu Á - Thái Bình Dương
Loại nhiên liệu sơ cấp (% tổng số) vào năm 2020
Lưu ý: “Khác” đề cập đến năng lượng hạt nhân, thủy điện và năng lượng tái tạo
BP Statistical Review of World Energy 2021, Morgan Stanley Research
Indonesia – quốc gia xuất khẩu than nhiệt lớn nhất thế giới - đặt mục tiêu đáp ứng 23% nhu cầu năng lượng bằng các nguồn năng lượng tái tạo đến năm 2025 và đạt mức phát thải carbon ròng bằng không đến năm 2060. Theo Bộ trưởng Tài chính Indonesia Sri Mulyani Indrawati, cần có sự kết hợp giữa thuế và trợ cấp để giúp các công ty than dần chuyển sang những ngành công nghiệp xanh hơn. Phát biểu trong Diễn đàn Tương lai Bền vững vào tháng Mười, bà cho biết: “Chúng tôi không muốn giết chết doanh nghiệp, chúng tôi muốn họ có một quá trình chuyển đổi hợp lý và công bằng.” Vai trò của Trung Quốc và Ấn Độ Sử dụng than là một trong nhiều vấn đề chia rẽ các nước tiên tiến và các quốc gia đang phát triển khi họ tìm cách hạn chế tổn hại đối với môi trường. Trước đây, Ấn Độ lập luận rằng trong quá khứ các nước đang phát triển phát thải rất ít khí carbon và kêu gọi các nước phát triển đóng vai trò lớn hơn. Ấn Độ là quốc gia phát thải carbon lớn thứ ba trên thế giới. Trung Quốc - quốc gia thải khí CO2 lớn nhất thế giới - cũng kêu gọi các nước phát triển giúp đỡ các nước đang phát triển làm nhiều việc hơn. Không rõ liệu các quốc gia có thể thu hẹp những bất đồng tại cuộc họp COP26 ở Glasgow hay không. Các nhà kinh tế tại ngân hàng Pháp Natixis chỉ ra ngay trước hội nghị thượng đỉnh về khí hậu, các nhà lãnh đạo của Nhóm 20 nền kinh tế lớn đã không đưa ra được cam kết rõ ràng về việc trung hòa carbon đến năm 2050 cũng như hứa chấm dứt trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. “Điều đó để ngỏ cánh cửa cho việc đưa các nhà máy đốt than về lại trong nước, đặc biệt đối với những nền kinh tế phụ thuộc vào than có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ quá trình chuyển đổi năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ.” Các nhà kinh tế lưu ý các mục tiêu phát thải ròng bằng 0 do Trung Quốc và Ấn Độ công bố - lần lượt vào năm 2060 và 2070 - muộn hơn mốc thời gian năm 2050 được cho là cần thiết để giữ cho sự nóng lên toàn cầu trong khoảng 1.5 độ C so với mức tiền công nghiệp. Tổ chức Climate Action Tracker, tổ chức theo dõi các hành động, chính sách và mục tiêu về khí hậu của chính phủ, đánh giá các cam kết của cả Trung Quốc và Ấn Độ là “rất không đủ”. Đánh giá của Ấn Độ được đưa ra trước khi Thủ tướng Narendra Modi công bố mục tiêu phát thải ròng bằng không. Tác động ‘dài hạn’ đối với tăng trưởng của Trung Quốc Tuy nhiên, Trung Quốc có lý do chính đáng để nỗ lực hướng tới phát thải carbon ròng bằng 0, theo David Murphy, người đứng đầu phân tích định lượng Trung Quốc tại Credit Suisse. “Bắc Kinh xem đây là động lực tăng trưởng, vì vậy họ đang chuyển hướng sang năng lượng xanh, sang khử cacbon như một động lực tăng trưởng vào thời điểm các động lực truyền thống ở Trung Quốc - chi tiêu cho nhà ở, đầu tư tài sản cố định - đang tiến đến đỉnh điểm,” ông Murphy nói. Theo ông Murphy, Trung Quốc đã trở thành quốc gia đi đầu trong các ngành như năng lượng mặt trời và xe điện. Ông nói thêm, những ngành công nghiệp này có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc “trong một thời gian dài.” Phong Lữ lược dịch
Theo CNBC
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|