Thị trường Thứ ba, 22/05/2018, 10:25 GMT+7
Khi TPP sắp được thông qua, ông Abe nâng cao ngọn cờ tự do thương mại

Thỏa thuận tự do thương mại Hợp tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mới đã tiến gần thêm hơn đến việc thực thi sau khi được quốc hội Nhật thông qua vào thứ Sáu, 18/5, một cú hích đối với chủ nghĩa đa phương, đối trọng với sự tự tư tự lợi ngày càng tăng của Hoa Kỳ và Trung Quốc.

m22 cp-tpp

Hạ viện Nhật đã phê chuẩn một dự luật nhằm thông qua thỏa thuận tự do thương mại Vành đai Thái Bình Dương, giúp thỏa thuận chắc chắn được thông qua trước khi nhiệm kỳ quốc hội hiện tại kết thúc vào tháng sau. Một khi quy trình phê chuẩn hoàn tất, Nhật sẽ là quốc gia thứ hai trong số 11 thành viên TPP thông qua thỏa thuận, sau Mexico.

Hiệp ước sẽ có hiệu lực 60 ngày sau khi được ít nhất sáu thành viên thông qua, khởi động các khoản các giảm thuế suất và hài hòa các quy chuẩn trong khu vực chiếm đến 15% thương mại toàn cầu. Nhật Bản nhanh chóng thông qua hiệp ước sẽ làm dấy lên triển vọng thỏa thuận sẽ có hiệu lực trước cuối năm.

Tuy nhiên, thông qua một đạo luật khác cần thiết cho TPP có thể khó khăn hơn đối với Nhật Bản. Một cuộc bỏ phiếu ở hạ viện đã bị lùi vào tuần tới sau khi các nhà làm luật đảng đối lập đưa ra kiến nghị bất tín nhiệm đối với Bộ trưởng Chính sách tài khóa vào kinh tế Toshimitsu Motegi, người chủ trì TPP của Nhật.

Tokyo hy vọng nhanh chóng thông qua thỏa thuận sẽ là con đê chống lại xu hướng bảo hộ đang ngày càng gia tăng trong thương mại toàn cầu. “Chúng ta sẽ cho thế giới thấy chúng ta đang giương cao ngọn cờ tự do thương mại,” Thủ thướng Shinzo Abe nói với các nhà làm luật.

Thỏa thuận cũng sẽ giúp Nhật làm chệch hướng áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với một thỏa thuận thương mại song phương khi hai bên bắt đầu các thảo luận hướng đến thương mại “tự do, công bằng và hỗ trợ lẫn nhau” trong tháng sau. Ông Trump đã rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP không lâu sau khi ông nhậm chức vào tháng 1/2017, khiến các thành viên còn lại phải chỉnh sửa hiệp ước thành hình thức như hiện nay.

Một khi Nhật Bản thông qua TPP, họ có thể dùng thỏa thuận để chống lại các yêu cầu của Mỹ như cắt giảm thêm thuế suất đối với nông sản và sản phẩm công nghiệp, từ chối vượt qua những nhượng bộ trong thỏa thuận đa phương. Nhật Bản dự định sẽ linh hoạt hơn ở những điểm khác, trong đó có hợp tác trong các dự án năng lượng và mua thiết bị quốc phòng.

Nhật Bản không phải là quốc gia duy nhất muốn tránh các thảo luận thương mại song phương với Washington vì e ngại họ sẽ bị buộc vào một thỏa thuận bất lợi. Điều này càng gia tăng sự quan tâm đối với TPP như một thay thế mang đến các quy định tự do thương mại và rõ ràng cho doanh nghiệp.

Ông Motegi đã đến thăm Thailand trong tháng này để giải thích tầm quan trọng của thỏa thuận, và Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak nói rằng Thailand hướng mục tiêu tham gia thỏa thuận “càng sớm càng tốt.” Hàn Quốc, Đài Loan, Colombia và Anh quốc - nước đang muốn có các thỏa thuận thương mại khi chuẩn bị rời Liên minh châu Âu – cũng thể hiện sự quan tâm.

Thỏa thuận hợp tác kinh tế của Nhật với EU, sẽ được ký vào tháng Bảy và có hiệu lực sớm nhất vào năm sau, sẽ tăng thêm lực đẩy cho chủ nghĩa đa phương. Thỏa thuận này dự kiến sẽ nâng tổng sản phẩm quốc nội của Nhật lên ước tính 5.2 ngàn tỷ yen (47 tỷ USD), gần như lấp được chổ trống Hoa Kỳ để lại khi rời TPP. Thỏa thuận TPP hiện tại được cho rằng sẽ mang đến một cú hích 7.8 ngàn tỷ yên cho tổng số 13 tỷ yen, không quá xa so với ước tính 14 ngàn tỷ yen của thỏa thuận ban đầu.

Nhật Bản cũng đẩy mạnh các nỗ lực cho hiệp ước Hợp Tác Kinh Tế Khu Vực Toàn Diện, một khung hoạt động gồm 16 thành viên trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tokyo sẽ chủ trì một cuộc họp cấp chính phủ vào tháng Bảy, cuộc họp đầu tiên được tổ chức bên ngoài ASEAN.

“Ý định của Nhật chính là sẽ đưa các cuộc đàm phán đi đến ký kết,” một quan chức kinh tế Nhật nói.

Kéo Hoa Kỳ trở lại TPP là ưu tiên chính sách thương mại hàng đầu đối với Tokyo. Nếu Washington bị gạt ra bên ngoài trong ghẻ lạnh và buộc phải cạnh tranh trong một sân chơi không công bằng ở nhiều thị trường, các lợi ích của ngành nông nghiệp và công nghiệp sẽ buộc họ trở lại với nhóm.

Cùng với tầm quan trọng địa chính, Nhật Bản cho rằng TPP sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hạ thấp hàng rào thương mại sẽ thúc đẩy xuất khẩu ô tô. Canada sẽ bỏ đi khoản thuế 6.1% đối với xe khách trong bốn năm sau khi thỏa thuận có hiệu lực, trong khi Việt Nam sẽ bỏ hơn 70% thuế đánh lên các phương tiện xe cỡ lớn.

Các công ty nhập khẩu thực phẩm sẽ được lợi nhờ các giảm thuế đối với nông – lâm – hải sản và hàng hóa chế biến.

Itocho chiếm 49% cổ phần tại hãng sản xuất thịt heo Canada Hylife Group Holdings, thông qua hãng này, Itochu đưa thịt đến Nhật Bản và các thị trường châu Á khác. Sự yêu thích đối với những sản phẩm như thịt heo nuôi bằng thảo dược đã khiến công ty mở rộng năng suất, và các cắt giảm thuế của TPP sẽ càng thúc đẩy họ nhiều hơn.

Thỏa thuận cũng là một tin quan trọng đối với những nhà bán rượu vang, Australia, một thành viên của TPP, là nước cung cấp lớn thứ năm rượu vang không sủi bọt cho Nhật Bản. Asahi Breweries thuộc Asahi Group Holdings cho biết họ hoan nghênh các khoản thuế thấp hơn, và lưu ý biến đổi khí hậu đã khiến rượu vang nhập khẩu đắt đỏ hơn.

Tác động của thỏa thuận thương mại ít rõ ràng hơn ở những lĩnh vực khác. Chuỗi siêu thị Yaoko cho biết họ vẫn không chắc TPP sẽ có tác dụng như thế nào để hạ thấp giá các mặt hàng nhập khẩu khi chi phí vận chuyển đang tăng. Hãng đề cập đến các xu hướng hiện tại và giá nhiên liệu như các yếu tố phải tính đến trong thu mua.

Nhà điều hành nhà hàng Skylark không kỳ vọng vào tác động tức thời từ TPP, do họ có kế hoạch mua nguyên liệu lâu dài. Hãng cho biết họ sẽ lưu ý đến thỏa thuận thương mại này khi xem xét các lựa chọn mua bán khác nhau.

Yoshinoya Holdings nhập khẩu thịt bò chủ yếu từ Bắc Mỹ. Thịt bò Australia nhìn chung thường được nuôi bằng cỏ thay vì ngũ cốc, nên có mùi không phù hợp với món ăn chính của họ. Nhưng các cắt giảm thuế có thể mở rộng việc sử dụng thịt bò nuôi bằng ngũ cốc hoặc, theo Yoshinoya, cùng mua với các hãng chế biến thịt – cả hai đều có thể mang đến lợi ích cho họ.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Nikkei Asian Review

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1