Doanh nghiệp Thứ sáu, 19/11/2021, 09:36 GMT+7
Hoa Kỳ: Khung làm việc thỏa thuận kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương mới không phải là thỏa thuận thương mại thông thường

Khung làm việc kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương dự kiến của Hoa Kỳ sẽ toàn diện và linh hoạt, và sẽ không được cơ cấu như một thỏa thuận thương mại tự do thông thường, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, bà Gina Raimondo, cho biết hôm thứ Năm, 18/11.

n19 indo

Trong một cuộc gọi hội nghị từ xa trong chuyến thăm Malaysia, bà Raimondo cho biết các thảo luận về khung làm việc đang ở giai đoạn sơ bộ, nhưng có thể liên quan đến một số lĩnh vực chính gồm kinh tế kỹ thuật số, năng lực phục hồi chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng, kiểm soát xuất khẩu và năng lượng sạch.

"Chúng tôi hoàn toàn không xem đây là một thỏa thuận thương mại truyền thống," bà nói và cho biết thêm Hoa Kỳ sẽ phát triển khung làm việc này với các đồng minh trong những tháng tới.

Một phát ngôn viên của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết không có đề xuất chính thức nào được đưa ra cho những gì khung hoạt động sẽ hàm chứa hoặc cấu trúc pháp lý chính xác của nó có thể là gì.

"Chúng tôi kỳ vọng khung hoạt động sẽ được phát triển với sự tham vấn chặt chẽ và các bên liên quan tham gia mạnh mẽ, đặc biệt là Quốc hội, khi chúng tôi tiếp tục xác định các mục tiêu và kết quả mong muốn cho khung hoạt động," người phát ngôn cho biết. 

Hôm thứ Tư, bà Raimondo cho biết một khung hoạt động kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương có thể được ra mắt vào đầu năm sau, và chuyến thăm châu Á của bà là để đặt nền móng cho các mối quan hệ đối tác tiềm năng.

Những người chỉ trích chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực này cho rằng Hoa Kỳ thiếu một yếu tố kinh tế sau khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi một thỏa thuận thương mại do Hoa Kỳ khởi xướng năm 2017, hiện là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Trước đó vào thứ Năm, trong một tuyên bố chung Hoa Kỳ và Malaysia cho biết hai nước có dự định ký một thỏa thuận vào đầu năm 2022 nhằm cải thiện tính minh bạch, khả năng phục hồi và bảo mật trong chuỗi cung ứng lĩnh vực bán dẫn và sản xuất.

Thỏa thuận được đưa ra trong bối cảnh Malaysia tìm cách giải quyết tình trạng thiếu chip bán dẫn sau khi nguồn cung bị gián đoạn do các hạn chế nhằm ngăn các ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến trong năm nay.

Ngành công nghiệp lắp ráp chip của Malaysia, chiếm hơn 1/10 tổng kim ngạch thương mại toàn cầu trị giá hơn 20 tỷ USD, cảnh báo tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài ít nhất hai năm.

Bà Raimondo cho biết hai chính phủ đã có một cuộc thảo luận rộng rãi với ngành bán dẫn vào thứ Năm, trong đó có giảm dư thừa trong các khoản đầu tư và tăng cường nguồn cung.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Reuters

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1