Thị trường Thứ sáu, 25/05/2018, 10:05 GMT+7
Hoa Kỳ vượt qua Singapore, Hong Kong, chiếm vị trí nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Theo xếp hạng hàng năm của Trung tâm Năng Lực Cạnh Tranh Thế Giới IDM tại Thụy Sỹ, Hoa Kỳ đã soán ngôi Hong Kong, lấy lại vị trí số một trong những nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn và môi trường hỗ trợ cho đổi mới công nghệ và khoa học.

m25 usranking

Trở lại hàng đầu

Hoa Kỳ đã giành lại vương miện về năng lực cạnh tranh của Hong Kong trong xếp hạng năm 2018

m25 usranking f001

Hong Kong, dẫn đầu trong các lĩnh vực chính quyền và hiệu suất doanh nghiệp, nhỉnh hơn một ít so với đối thủ trong khu vực, Singapore, quốc gia giữ vị trí số 3 từ năm 2017. Vẫn trong trong top 5 là Hà Lan, tăng một bậc, và Thụy Sỹ, giảm ba bậc do chứng khoán giảm và lo ngại về khả năng tái phân bổ các cơ sở nghiên cứu và phát triển của nước này.

Hoa Kỳ, vừa lấy lại vị trí số 1 lần đầu tiên kể từ năm 2015, có điểm số đặc biệt tốt trong các lĩnh vực đầu tư quốc tế, kinh tế trong nước và cơ sở hạ tầng khoa học, trong khi lại có điểm dưới trung bình trong tài chính công và giá.

Vị trí hàng đầu mới phù hợp với tăng trưởng khả quan của Hoa Kỳ trong năm qua. Tăng trưởng trung bình 2.9% trong bốn quý, tính đến tháng Ba, so với 2% trong thời gian trước.

Lấy lại sức mạnh

Tăng trưởng của Mỹ lấy lại đà một cách chắc chắc và chậm rãi

m25 usranking f002

Những cải thiện đáng kể trong bảng xếp hạng so với năm ngoái còn có Áo, tăng bảy bậc lên vị trí thứ 18, và Trung Quốc, tăng năm bậc lên vị trí thứ 13. Đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất và phi vật chất cùng các điều chỉnh quy định giúp cải thiện biểu hiện của nước này, theo Arturo Bris, giám đốc tại IMD.

Các nền kinh tế bắc Âu cũng có biểu hiện vượt bậc. Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển thuộc top 10 trong xếp hạng của IDM, trong khi UAE là quốc gia Trung Đông duy nhất có mặt trong top này.

Xếp cuối bảng là một số quốc gia thường thấy, với Venezuela vẫn có xếp hạng tệ nhất. Mongolia giữ vị trí thứ hai từ dưới lên trong số 63 nền kinh tế. Brazil có cải thiện, với phục hồi trong tăng trưởng và thuê nhân công.

IMD sử dụng 28 chỉ số về biểu hiện kinh tế, hiệu suất chính phủ, hiệu suất doanh nghiệp và cơ sở hạ tầng, đồng thời xem xét các số liệu “cứng”, trong đó có các thống kê thương mại, có trọng lượng gấp đôi so với các số liệu “mềm” cảm tính. Nhóm này công bố các kết quả hàng năm từ năm 1989.

Khánh Lâm lược dịch
Theo Bloomberg

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1