Thị trường Thứ sáu, 08/06/2018, 13:56 GMT+7
Tăng trưởng toàn cầu có thể giảm hơn một phần tư vì thuế suất

Chuyên gia kinh tế của S&P Global dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu có thể bị ảnh hưởng khoảng 1% nếu các đe dọa thuế suất tiến triển thành một cuộc chiến thương mại.

jn8 growth

Đây có thể không phải là suy thoái toàn cầu, nhưng “người ta có thể tưởng tượng đến một kịch bản trong đó tăng trưởng toàn cầu thay vì tăng ba, lại chỉ còn hai, khi Hoa Kỳ, châu Âu và Trung Quốc đều cùng lúc suy thoái,” theo Paul Gruenwald, trưởng kinh tế tại hãng phân tích S&P Global.

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), tăng trưởng toàn cầu trong năm 2017 đạt 3.7%, năm nay được dự báo đạt 3.8%, và 3.9% trong năm 2019, gần bằng tốc độ chậm rãi 4% trước cuộc khủng hoảng tài chính và thế giới phải mất đến một thập kỷ mới đạt được.

OECD và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều đưa ra các dự báo thể hiện sự tin tưởng vào tăng trưởng toàn cầu trong khi nhấn mạnh một cuộc chiến thương mại là nguy cơ đi xuống lớn đối với các triển vọng nhìn chung vẫn khả quan của họ.

S&P không phải là tổ chức duy nhất đưa ra con số như thế: theo các mô phỏng của Ngân hàng Trung ương châu Âu, tăng trưởng toàn cầu có thể giảm đến 1% chỉ trong năm đầu tiên thay đổi thuế suất và giao thương hàng hóa thế giới có thể giảm đến 3%.

Thỏa thuận hay không thỏa thuận?

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới gia tăng hơn bao giờ hết khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế đến 150 tỷ USD lên hàng hóa Trung Quốc vì những hoạt động thương mại không công bằng về phía Bắc Kinh cũng như thâm hụt thương mại của Mỹ. Trung Quốc đe dọa phản ứng bằng cách nâng thuế đánh lên hàng hóa Mỹ đến $50 tỷ USD, và cả hai hiện đang đàm phán nhưng đến nay vẫn chưa đi đến kết luận đáng kể nào.

Các thảo luận có liên quan đến việc Trung Quốc thu hẹp thặng dư thương mại với Mỹ - đã đạt mức kỷ lục 375.2 tỷ USD trong năm 2017 – bằng cách tăng mua hàng hóa Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp. Tuy nhiên bất kỳ tiến bộ nào có thể đạt được cũng đều bị đe dọa khi Nhà Trắng lập lại lời đe dọa áp 25% thuế lên các sản phẩm công nghệ cao của Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD vì điều họ cho là hành vi đáng cắp hoặc sao chép công nghệ của các công ty nước ngoài của Bắc Kinh.

Trung Quốc vào cuối tuần cảnh báo bất kỳ thỏa thuận nào đạt được trong các cuộc họp sẽ không được tiến hành và những biện pháp trả đũa sẽ được thực hiện nếu Washington ban hành các khoản thuế đe dọa.

Thị trường trầm lắng – vào lúc này

Điều thú vị là các thị trường không phản ứng thái quá trước những tin tức này – các thị trường châu Á tăng mạnh nhờ số liệu việc làm khả quan của Mỹ, có vào thứ Sáu tuần trước, và hiện đang ở mức cao trong hai năm rưỡi. Một số nhà quan sát Wall Street cho rằng có lẽ các thị trường đã quen dần với phong cách đàm phán hay thay đổi của ông Trump.

Ông Gruenwald cho rằng điều được ông xem là tác động thương mại “thật sự khá nhỏ”, nhưng cảnh báo về lớp tác động thứ hai: “Khi đó người ta sẽ chi ít tiền hơn, doanh nghiệp giảm chi tiêu vốn, ta sẽ có điều thật sự gây ảnh hưởng và các thị trường dường như không tính đến điều đó.”

Dù triển vọng của S&P vẫn tích cực và được củng cố nhờ các yếu tố thị trường cơ bản mạnh, những điểm nứt gẫy dường như hiện rõ hơn trước. Mối đe dọa ngày càng tăng của một cuộc chiến thương mại, sẽ khiến những quốc gia khác ngoài Hoa Kỳ và Trung Quốc nâng hàng rào thương mại đối với mậu dịch toàn cầu, dội nước lạnh vào xu thế đi lên vốn đang là lý do chính của tâm lý lạc quan.

“Hiện tại chính là rủi ro ‘đuôi’,” ông Gruenwald nói. “Đường cơ sở vẫn đi lên đồng bộ, nhưng điều đang diễn ra là các rủi ro đang chuyển sang chiều đi xuống, vì thế mọi người đang chú ý đến những kịch bản có thể hợp lý hơn một ít so với trước kia.”

Khánh Lâm lược dịch
Theo CNBC

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Tin mới nhấtĐọc nhiều nhất

banner qc1