Cuộc chiến thương mại mở ra những con đường mới cho LNG và đậu nành |
Một năm qua, các nhà xuất khẩu Mỹ nhìn những cơ hội từ Trung Quốc rơi vào tay Brazil và Australia
Các dòng chảy quốc tế của hàng hóa đã được định hình lại bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi Brazil nắm lấy cơ hội thỏa mãn nhu cầu đậu nành của Trung Quốc và Australia cũng làm điều tương tự đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Đã một năm từ những đợt trả đũa thuế suất qua lại, hai quốc gia vẫn tiếp tục đàm phán một thỏa thuận để kết thúc cuộc tranh chấp, Trung Quốc vào Chủ Nhật cho biết họ sẽ tiếp tục hoãn các khoản thuế bổ sung đối với ô tô sản xuất từ Mỹ nhằm tạo “bầu không khí tốt” cho các cuộc đàm phán. Tuy nhiên những thay đổi trong việc mua bán hàng hóa có thể kéo dài thậm chí cả khi quan hệ song phương cải thiện. “Không như những sản phẩm công nghiệp cần cơ ở sản xuất lớn, như ô tô và bán dẫn, tìm đối tác mới cho các nguồn tài nguyên khá dễ dàng,” theo Daisuke Yamamoto, một chuyên gia kinh tế cao cấp tại Học viện nghiên cứu Sojitz, Tokyo. Dấu hiệu chuyển đổi xuất hiện vào năm ngoái tại một cơ sở xuất khẩu ngũ cốc miền nam Brazil thuộc sở hữu của hãng giao dịch Nhật Bản Marubeni. Trong mùa thu, khi mặt hàng xuất khẩu chính của cơ sở này thường chuyển từ đậu nành sang ngô, thay vào đó, các lô đậu nành xuất sang Trung Quốc tăng mạnh, với tổng sản lượng xuất khẩu từ tháng Chín đến tháng 12 tăng đến 150% tính theo năm. “Các yêu cầu đậu nành đến từ Trung Quốc vẫn tiếp tục thậm chí sau cả mùa thu,” một quan chức của Marubeni nói. Mùa hè năm đó, Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu nành lớn nhất thế giới với 90 triệu tấn/năm – đã áp khoản thuế 25% lên đậu nành Mỹ nhằm trả đũa các khoản thuế Washington đánh lên hàng hóa Trung Quốc. Kết quả là, nhập khẩu đậu nành từ Mỹ giảm gần một nửa trong năm 2018 còn 16.64 triệu tấn, trong khi nhập khẩu từ Brazil tăng gần 30% lên khoản 66 triệu tấn. Nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc, nơi từng mua khoản 60% đậu nành xuất khẩu của Mỹ, đã khiến nông dân Mỹ hướng đến những nơi khác. Vào cuối tháng Ba, xuất khẩu Mỹ sang Liên minh châu Âu trong 12 tháng đến tháng Tám ở mức 6.74 triệu tấn – hơn gấp đôi năm ngoái. Xuất khẩu đến các thị trường châu Á và châu Đại Dương, trong đó có Thailand, tương tự cũng tăng gần 30% tính theo năm. Tuy nhiên những khoản tăng này không được dự kiến sẽ bù được cho khoản giảm những chuyến hàng đến Trung Quốc. Tổng lượng đậu nành xuất khẩu của Mỹ trong năm tính đến tháng Tám dự kiến sẽ giảm 12% còn 51.03 triệu tấn, đẩy nước này ra sau Brazil, nước có lượng xuất khẩu dự kiến sẽ tăng 4% lên 79.5 triệu tấn. Mẫu hình tương tự cũng đang diễn ra trong xuất khẩu năng lượng. Lượng LNG xuất khẩu của Mỹ tăng chỉ 53% đạt khoảng 22.76 triệu tần trong năm 2018 so với tăng trưởng gấp ba lần trong năm trước đó, theo Cục Thông tin Năng lượng Mỹ. Trong tháng 12, ba tháng sau khi Bắc Kinh áp thuế 10% lên LNG của Mỹ, lượng hàng xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 80% tính theo năm còn 80,000 tấn. Con số này đã giảm 9% trong năm 2018 còn 1.96 triệu tấn sau khi tăng gấp sáu lần trong năm trước đó. Sản lượng LNG của Mỹ vẫn tăng nhờ cuộc cách mạnh trong sản xuất khí đốt đá phiến và Trung Quốc, dù đói năng lượng, đang nỗ lực từ bỏ than đá. Với lượng nhập khẩu LNG dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần đến năm 2040, Trung Quốc đang chuyển hướng sang giao dịch với những nước xuất khẩu khí đốt lâu năm, như Australia, để đáp ứng như cầu của mình. Đối với những nhà sản xuất như thế, nhu cầu của Trung Quốc là cứu cánh trong thời điểm xuất khẩu của Mỹ tăng mạnh làm xói mòn thị phần của họ. Theo Canberra, tổng lượng LNG xuất khẩu của Australia trong năm đến hết tháng Sáu dự kiến sẽ tăng 23% đạt 75.6 triệu tấn. Trung Quốc cũng đang đảm bảo cho nguồn cung cấp năng lượng lâu dài, theo đó PetroChina năm ngoái đã ký thỏa thuận 22 năm mua LNG từ nhà cung cấp Trung Đông Qatargas. Các dòng chảy thương mại cũng biến đổi vì các khoản thuế của Mỹ. Theo các thống kê quốc gia, nhập khẩu sắt và thép của Mỹ giảm 11% còn 30.57 triệu tấn trong năm 2018, trong đó xuất khẩu từ Trung Quốc giảm 14% và từ Hàn Quốc giảm gần 30%. Hàn Quốc được miễn trừ thuế, nhưng lại hết hạn ngạch nhập khẩu thép Mỹ. Các sản phẩm thép thay vì đến Mỹ đã chảy vào châu Á. Chẳng hạn, thép cuộn cán nóng Hàn Quốc dùng trong đồ gia dụng “đã hướng đến Ấn Độ,” theo một quan chức của công ty giao dịch. Lượng hàng xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 10%, giúp hạn chế khoản giảm trong tổng xuất khẩu thép của Hàn Quốc còn khoảng 4%. Các vật liệu thép của Trung Quốc xuất sang Nhật cũng tăng tính theo năm từ tháng Chín. Các nhà sản xuất nhôm, trong đó có Canada và một số quốc gia Nam Mỹ, cũng quay sang châu Á sau khi thuế của Mỹ tăng. Nhập khẩu nhôm của Nhật từ Canada và Argentina tăng lần lượt thêm 29% và 15%. Các nhà cung ứng Canada rất muốn bán hàng, đưa ra các nhượng bộ về giá. Có dấu hiệu tan băng giữa Washington và Bắc Kinh khi các cuộc đàm phán tiếp tục trong tháng Hai, ông Trump đã đồng ý hoãn hạn chót áp thuế mới đối với Trung Quốc vào ngày 1/3. Nhưng thậm chí nếu trạng thái bình thường giữa hai nước có trở lại, vẫn không rõ liệu dòng chảy hàng hóa có trở lại mẫu hình như trước hay không. Nguồn cung đậu nành tăng từ Brazil có thể đẩy giá xuống, khiến Trung Quốc mua thêm ngũ cốc từ Nam Mỹ. Những khách hàng Trung Quốc “có thể sẽ nghĩ thêm về việc giảm mua đậu nành Mỹ thậm chí khi quan hệ song phương có cải thiện,” theo ông Hideki Hattori tại hãng tư vấn Itochu Food Management Support. Khánh Lâm lược dịch
Theo Nikkei Asian Review
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|