Nước Đức sẽ có khu cảng LNG nhập khẩu đầu tiên vào cuối năm |
Đức đã bắt đầu xây dựng khu cảng LNG nhập khẩu đầu tiên và đồng thời, thuê 4 kho nổi di động khi nước này cố gắng dứt bỏ nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên Nga. Việc xây dựng khu cảng LNG nhập khẩu đã được tiến hành nhanh chóng, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck hy vọng sẽ hoàn thành việc này với “tốc độ Tesla”, trong chưa đầy một năm. Khu cảng đang được xây dựng ở Wilhelmshaven trên Biển Bắc của Đức, và các quan chức hướng mục tiêu sẽ mục kích các tàu chở LNG đầu tiên cập cảng vào cuối năm nay. Các bến nhập khẩu LNG bổ sung đang được lên kế hoạch ở hai khu vực khác. Các khu cảng sẽ nhận LNG từ Hoa Kỳ và Trung Đông khi Đức hứa sẽ thay khí đốt của Nga với tốc độ cực nhanh sau đề xuất của Liên minh châu Âu ngày 4/5 về một lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu Nga. “Chúng tôi có cơ hội tốt để đạt được một điều mà thực sự không thể làm ở Đức: xây dựng một khu cảng LNG trong khoảng 10 tháng và kết nối nó với nguồn cung khí đốt của Đức,” ông Habeck nói. Nhưng lượng LNG đầu tiên đến Đức sẽ thông qua bốn FRSU mới được thuê. Cũng trong ngày thứ Năm, các quan chức Đức cho biết họ đã thuê bốn FSRU – Đơn vị lưu trữ và tái hóa khí nổi – để tái hóa khí lượng lớn LNG tại các cảng nước sâu. Theo Euractiv, FSRU được thuê đầu tiên, từ Na Uy, sẽ ở Wilhelmshaven và đi vào hoạt động trước cuối năm nay, với công suất hàng năm 5 tỷ mét khối. FSRU thứ hai, cũng từ Na Uy, sẽ đi vào hoạt động đầu năm sau. Tiếp theo sẽ là hai FSRU khác, đều từ Hy Lạp. Tổng cộng, Đức hy vọng xây dựng công suất tái hóa khí với 4 bốn đơn vị đi thuê khoảng 20 BCM mỗi năm, xấp xỉ một nửa sản lượng nhập khẩu khí đốt của Nga. Tính chung, tất cả các kế hoạch dự án LNG của Đức dự đoán tổng công suất nhập khẩu 68 BCM, nhiều hơn lượng khí đốt của Nga được vận chuyển bằng đường ống vào nước này. Cách đây vài tuần, Đức đã giải ngân khoảng 3 tỷ euro cho các hợp đồng thuê kho LNG di động. Bộ Năng lượng Đức hy vọng sẽ tuyên bố nước này hoàn toàn độc lập trước dầu Nga trong vài tuần, thay thế nguồn cung và định tuyến lại chúng qua cảng Rostock ở Biển Baltic của Đức và cảng Gdansk của Ba Lan. Khánh Lâm lược dịch
Theo OilPrice
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
|